Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022

Hãng bay Việt đón nhận kết quả kinh doanh tích cực

Giá nhiên liệu tăng mạnh, thị trường quốc tế chưa phục hồi như kỳ vọng, nhưng lực đẩy thị trường nội địa trong 6 tháng đầu năm 2022 vẫn giúp các hãng bay đạt kết quả kinh doanh khả quan.

Hành khách check-in tại sân bay. (Ảnh: VNA)
Hành khách check-in tại sân bay. (Ảnh: VNA)

Theo Cục Hàng không Việt Nam, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không trong 6 tháng đầu năm 2022, đặc biệt là từ cuối tháng 5/2022 đến nay đã có sự tăng trưởng ngoạn mục.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng thị trường hành khách đạt 23,3 triệu khách, tăng 74,2% so cùng kỳ năm 2021 và bằng 60% so cùng kỳ 2019, trong đó thị trường nội địa đạt 20,8 triệu khách, tăng 58,4% so cùng kỳ 2021 và tăng 12% so cùng kỳ năm 2019.

Tổng thị trường hàng hóa đạt 651.000 tấn, tăng 6,8% so cùng kỳ năm 2021 và tăng 7% so cùng kỳ 2019, trong đó thị trường nội địa đạt 146.900 tấn tăng 3,6% so cùng kỳ 2021 và giảm 29% so cùng kỳ năm 2019. Cũng trong giai đoạn này, tại thị trường nội địa các hãng bay Việt Nam vận chuyển đạt 20,78 triệu khách, tăng 60% so với cùng kỳ 2021 và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên thị trường quốc tế vẫn tăng trưởng chậm không như kỳ vọng.

Theo ông Đinh Việt Sơn, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, thị trường nội địa bắt đầu hồi phục từ tháng 4/20222, tăng trưởng trở lại vào tháng 5/2022 và có sự tăng trưởng mạnh trong tháng 6/2022. Trong tháng 6/2022, thị trường nội địa đạt 5 triệu khách, tăng 20,9% so tháng 5/2022 và tăng 38,8% so tháng 6/2019 (tháng cao điểm Hè trước khi xảy ra dịch Covid-19).

Đặc biết, hệ số sử dụng ghế trên các đường bay nội địa trong tháng 6/2022 đều rất cao, đạt từ 85% đến 87% tùy hãng. Điều này cho thấy, đến thời điểm hiện tại, thị trường hàng không nội địa đã hoàn toàn hồi phục và có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong quý II/2022.

Sự phục hồi nhanh của thị trường nội địa đã mang lại lực đẩy quý giá cho các hãng hàng không Việt Nam bất chấp giá nhiên liệu bay vẫn đang ở mức rất cao và thị trường quốc tế chỉ đạt khoảng 40% so với trước dịch. Dự báo kết quả kinh doanh bán niên 2022 của hầu hết các hãng bay Việt sẽ được cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm ngoài.

Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, trong quý II/2022, mức lỗ của Công ty Mẹ Vietnam Airlines ít hơn 44% so sánh cùng kỳ, chỉ dừng ở mức 2.243 tỷ đồng. Mức lỗ hợp nhất toàn Tổng công ty cũng thấp hơn 43% so sánh cùng kỳ, chỉ ở mức 2.568 tỷ đồng. Sự cải thiện mạnh mẽ về kết quả kinh doanh trong quý 2/2022 đã kéo giảm mức lỗ Công ty mẹ - Vietnam Airlines xuống còn 4.685 tỷ đồng, ít hơn cùng kỳ gần 39%; mức lỗ hợp nhất chỉ còn 5.254 tỷ đồng, ít hơn cùng kỳ gần 40%.

Đặc biệt, Vietnam Airlines lần đầu tiên ghi nhận có lãi trong nhiều ngày cao điểm hè tháng 7/2022. Với việc mùa cao điểm Hè nội địa còn kéo dài đến tháng 8/2022, cùng với việc các thị trường quốc tế tiếp tục nới lỏng nhập cảnh, nhu cầu du lịch phục hồi chắc chắn sẽ mang lại dòng tiền lớn hơn cho Vietnam Airlines.

Theo lãnh đạo Vietnam Airlines, dù thị trường nội địa phục hồi nhanh chóng nhưng các khó khăn trong thời gian tới vẫn còn rất lớn khiến hàng không chưa thể thoát lỗ ngay, trong đó thách thức lớn nhất là việc giá nhiên liệu bay (chiếm 40% chi phí khai thác) tăng cao đột biến - mức giá nhiên liệu bình quân cao gấp đôi cùng kỳ.

Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, Vietnam Airlines Group (gồm 3 hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) đã vận chuyển được gần 9,5 triệu lượt khách, tăng 24,6% so với kế hoạch đã báo cáo Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.

Adblock test (Why?)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét