Thứ Tư, 28 tháng 6, 2023

EU sửa đổi việc áp dụng biện pháp tự vệ với một số loại thép nhập khẩu

EU sửa đổi việc áp dụng biện pháp tự vệ với một số loại thép nhập khẩu

EU ban hành Quy định (EU) 2023/1301, sửa đổi Quy định (EU) 2019/159, về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu.

Quy định mới của EU sửa đổi việc áp dụng biện pháp tự vệ với một số loại thép nhập khẩu vào EU
EU ban hành quy định mới sửa đổi việc áp dụng biện pháp tự vệ với một số loại thép nhập khẩu.

Nguồn tin từ Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho hay, quy định sửa đổi trên được đưa ra sau cuộc điều tra đánh giá việc chấm dứt sớm biện pháp tự vệ, trước tháng 6 năm 2023 có hợp lý hay không theo dữ liệu nhập khẩu tổng hợp năm 2022. 

Việc sử đổi quy định nhằm duy trì biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu vào EU cho đến ngày hết hạn là  30/6//2024, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2023.

Tất cả hạn ngạch thuế quan (TRQ) của biện pháp tự vệ thép sẽ tiếp tục tăng 4% kể từ ngày 1/7 tới đây. 

Bất kỳ thành viên nào của WTO là nước đang phát triển  đều được miễn trừ áp dụng nếu tỷ trọng xuất khẩu của nước đó vào EU duy trì dưới 3% tổng kim ngạch nhập khẩu đối với từng loại sản phẩm.

Ngoài ra, nếu trong một danh mục nhất định, tỷ trọng chung của hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển (có tỷ trọng riêng lẻ dưới 3%) tổng vượt quá 9%, thì tất cả các nước đang phát triển sẽ phải chịu chung biện pháp trong danh mục sản phẩm đó.

Ủy ban cam kết giám sát mức tăng nhập khẩu sau khi biện pháp được thông qua và thường xuyên rà soát danh sách các quốc gia được loại trừ.

Theo quy định trên, những quốc gia  hưởng lợi từ việc mở hạn ngạch theo quốc gia cụ thể, bao gồm Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Moldova, Bắc Macedonia, Oman, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. 

Việt Nam bị áp dụng thêm đối với category 26 và loại bỏ khỏi category 3A so với phạm vi áp dụng cũ. Tất cả các nước đang phát triển được đưa vào danh mục 4B, 5, 25B và 28 vì có tổng tỷ trọng nhập khẩu vào năm 2022 thấp hơn  3%  đang cao hơn 9%. 

Biện pháp tự vệ thép được đưa ra từ mùa hè 2018 sau khi Mỹ áp thuế 25% đối với EU và các nước khác vì lý do an ninh quốc gia, và lo ngại thị trường châu Âu bị sa lầy bởi thừa công suất.

Năm 2022, Belarus và Nga hoàn toàn bị loại khỏi thị trường thép EU và hạn ngạch của họ được phân bổ lại. Biện pháp tự vệ thép của EU sẽ hết hạn vào năm tới. Nhưng dường như sẽ tiếp tục được kéo dài, đặc biệt nếu động cơ ban đầu của quy định thuế quan Mục 232 của Mỹ, hiện được chuyển thành hạn ngạch thuế quan - vẫn được áp dụng để chống lại EU.

Như vậy, cùng với quy định Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), các biện pháp tự vệ này sẽ gia tăng rào cản cho xuất khẩu thép vào EU.

Adblock test (Why?)

Related Posts:

  • Vận hành ổn định cho dự án năng lượng tái tạoBằng công nghệ SoundSight™ và SoundMap™, Fluke ii910 chuyển âm thanh phóng điện thành hình ảnh trực quan trên màn hình máy đo, dễ dàng lọc nhiễu do môi trường. Kiểm tra lỗi tấm pin năng lượng mặt trời bằng camera nhiệt… Read More
  • Masan MEATLife "đặt cược" vào ngành thịtNgày 5/11, Masan MEATLife (MML) công bố hợp tác chiến lược với De Heus Việt Nam với mục tiêu tối ưu hóa và gia tăng năng suất chuỗi giá trị thịt. Thịt mát MEATDeli chế biến theo công nghệ châu Âu Theo thỏa thuận h… Read More
  • Vietravel Airlines vẫn chưa có cơ hội bayTừ 21/10 - 3/11, các hãng bay trong nước đã khai thác 42 đường bay nội địa tới 22 cảng hàng không với tổng cộng 979 chuyến bay khứ hồi mà không có sự góp mặt của Vietravel Airlines. Hai trong số 4 tàu bay của Vietravel… Read More
  • Australia kết luận ống đồng Việt Nam không bán phá giá ADC kết luận các nhà xuất khẩu Việt Nam không bán phá giá sản phẩm ống đồng vào thị trường Australia. Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương) thông tin,  Ủy ban Chống bán phá giá Australia (ADC) vừa ban hành Kế… Read More
  • Ngành thủy sản tăng tốc đơn hàng dịp cuối nămNgành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực tăng tốc sản xuất, kinh doanh trong những tháng cuối năm để lấy lại những gì đã mất. Ước tính, kim ngạch xuất khẩu cả năm khoảng 8,4 tỷ USD. Ảnh minh họa Sau quá trình thực hiện “… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét