Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

Nhà máy lọc dầu Dung Quất là cực tăng trưởng cho kinh tế tỉnh Quảng Ngãi

Nhà máy lọc dầu Dung Quất là cực tăng trưởng cho kinh tế tỉnh Quảng Ngãi

Đây là nhận định của tiến sĩ Hoàng Hồng Hiệp tại hội nghị đánh giá tác động Dự án Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất đối với các phát triển kinh tế xã hội vùng Trung Bộ và Việt Nam.

a
Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ tổ chức hội nghị đánh giá tác động Dự án Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất đối với các phát triển kinh tế xã hội vùng Trung Bộ và Việt Nam.

Ngày 19/5, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ tổ chức hội nghị đánh giá tác động Dự án Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất đối với các phát triển kinh tế xã hội vùng Trung Bộ và Việt Nam.

Tương lai sẽ trở thành cảng hàng hóa vận tải than, thép, xăng dầu lớn nhất cả nước

Tiến sĩ Hoàng Hồng Hiệp, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ cho hay, Nhà máy lọc dầu Dung Quất là công trình trọng điểm quốc gia có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, công suất chế biến bình quân 6,5 triệu tấn dầu thô/năm.

Tiến sĩ Hiệp cho rằng, việc xây dựng thành công và đưa Nhà máy lọc dầu Dung Quất vào vận hành mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực miền Trung và Việt Nam.

Từ khi đưa vào hoạt động đến nay, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã sản xuất hơn 76,7 triệu tấn sản phẩm, tạo ra doanh thu 1,25 triệu tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước khoảng 184 nghìn tỷ đồng và lũy kế lợi nhuận sau thuế khoảng 27.801 tỷ đồng.

Đáng chú ý, năm 2021, mặc dù gặp khó khăn do dịch bệnh và biến động thị trường xăng dầu, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn vẫn đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Cụ thể, tổng doanh thu đạt 102,1 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 11.369 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 6.765 tỷ đồng. Nhà máy lọc Dung Quất cũng đã đáp ứng được gần 40% nhu cầu xăng dầu trong nước.

a
Cần tập trung nguồn lực để triển khai Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất và các dự án hoá dầu, sau hoá dầu.

Hiện nay, trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi có khoảng 350 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 380,4 nghìn tỷ đồng, trong đó có 54 dự án nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 1,9 tỷ USD và 296 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký gần 337 nghìn tỷ đồng.

“Nhà máy lọc dầu Dung Quất là cực tăng trưởng cho kinh tế tỉnh Quảng Ngãi và thu hút đầu tư. Cơ sở sẵn có của Nhà máy lọc dầu Dung Quất chính là nền tảng để Nhà nước đầu tư các dịch vụ logistic phục vụ kinh tế như cảng nước sâu, cảng hàng không.

Tương lai không xa, đây sẽ trở thành cảng hàng hóa vận tải than, thép, xăng dầu lớn nhất cả nước. Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng phê duyệt Cảng Dung Quất là khu bến cảng tổng hợp, container, với các bến cho tàu trọng tải từ 10.000 đến 50.000 tấn, tàu container có sức chở đến 4.000 TEU”, tiến sĩ Hiệp phát biểu.

“Trái tim” của khu kinh tế

Vụ Dầu khí và than, Bộ Công Thương cho hay, tổng cung cấp năng lượng sơ cấp ở KBCS đạt 160 triệu TOE vào năm 2030 và đạt 275 triệu TOE vào năm 2050; Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cung NLSC đạt 17,4% năm 2030 và đạt 78,8% năm 2050.

Theo quan điểm của Vụ Dầu khí và Than, ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển năng lượng quốc gia phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xu thế hội nhập quốc tế; nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng…

Ông Hà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi cho biết, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đóng vai trò quan trọng như là “trái tim” để thúc đẩy các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, logictics phát triển.

“Từ khi nhà máy lọc dầu đi vào vận hành phải nói là khu kinh tế Dung Quất trở nên rất là sôi động. Tức nhiên mỗi giai đoạn, thời kỳ chúng ta có điểm mạnh và điểm yếu, sự nhìn nhận của trung ương, tỉnh”, ông Phương nói.

Ông Phương cho rằng, liên kết giữa phát triển Nhà máy lọc dầu Dung Quất và giải quyết việc làm cho nông thôn yếu vì nhà máy thuộc ngành công nghiệp công nghệ cao, yêu cầu nguồn nhân lực cao.

“Tuy nhiên, quan trọng không phải nhà máy lọc dầu giải quyết nhu cầu việc làm cho người nông thôn mà là thúc đẩy cho các ngành công nghiệp khác phát triển từ đó tạo ra công ăn việc làm cho người dân nông thôn”, ông Phương nhấn mạnh .

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi, trong thời gian đến, để hình thành Trung tâm lọc hóa dầu Quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất cần tập trung mọi nguồn lực để triển khai dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất và các dự án hoá dầu, sau hoá dầu, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, kéo dài chuỗi giá trị sản phẩm, góp phần khẳng định sự phát triển bền vững ngành dầu khí Việt Nam, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đảm bảo an toàn, an ninh năng lượng quốc gia.

Adblock test (Why?)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét