Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã xuất siêu. Đó là một tin vui, nhưng là niềm vui chưa trọn vẹn.
Ngành sản xuất lúa gạo đang tiếp tục được điều chỉnh theo hướng giảm sản lượng, tăng chất lượng, với các chủng loại gạo cao cấp Ảnh: Đức Thanh |
Niềm vui xuất siêu
Tính từ đầu năm đến ngày 15/3, xuất siêu hàng hóa đạt tỷ lệ 4,7% so với tổng kim ngạch xuất khẩu, ngược chiều so với cùng kỳ năm trước (nhập siêu 172,8 triệu USD, tỷ lệ nhập siêu 0,24%).
Xuất siêu trong kỳ này là sự tiếp tục xuất siêu trong 7 năm trước đó.
Đây là tín hiệu khả quan để cả năm 2023 có thể là năm thứ 8 liên tục xuất siêu.
Xuất siêu thể hiện vị thế của Việt Nam trong quan hệ buôn bán hàng hóa với nước ngoài. Vị thế này không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn có ý nghĩa về chính trị.
Xuất siêu hàng hóa là một trong những nội dung quan trọng của quan hệ cân đối kinh tế vĩ mô. Xuất siêu góp phần cải thiện quan hệ cân đối kinh tế tổng hợp, tức là quan hệ thanh toán quốc tế, giảm áp lực của nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, ổn định tỷ giá...
Xuất khẩu tính từ đầu năm đến ngày 15/3 đã đạt được một số kết quả tích cực. Có 9 mặt hàng có kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm trước, như rau quả; gạo; sắn và sản phẩm từ sắn; sản phẩm hóa chất; giấy và sản phẩm từ giấy; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh; phương tiện vận tải và phụ tùng; đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận. Trong đó, có 2 mặt hàng tăng khá (trên 100 triệu USD), như gạo; phương tiện vận tải và phụ tùng. Một số mặt hàng tăng về lượng (như hạt điều; hạt tiêu; gạo; sắn và sản phẩm từ sắn; dầu thô; chất dẻo nguyên liệu; sắt thép các loại…). Một số mặt hàng tăng về giá như gạo; quặng và khoáng sản khác; clinker và xi măng; than; dầu thô; xăng dầu…
Nhập khẩu tính từ đầu năm đến ngày 15/3 có một số mặt hàng giảm kim ngạch,giá giảm…
Niềm vui chưa trọn vẹn
Niềm vui của xuất siêu hàng hóa tính đến ngày 15/3 chưa trọn vẹn, được thể hiện trên một số mặt chủ yếu.
Xuất siêu không phải do kim ngạch xuất khẩu tăng, mà ngược lại, bị giảm tương đối sâu (giảm 10,8%), trong khi nhập khẩu giảm sâu hơn (giảm 15,2%).
Xuất khẩu giảm tương đối sâu, chủ yếu do có nhiều mặt hàng có kim ngạch bị giảm, trong đó có một số mặt hàng giảm khá sâu (trên 100 triệu USD) như thủy sản,; clinker và xi măng; than; phân bón; sản phẩm từ chất dẻo; cao su; túi xách, ví, va li, mũ, ô dù; gỗ và sản phẩm gỗ; xơ sợi dệt; giày dép; sắt thép; sản phẩm từ sắt thép; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ; dệt may.
Nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm khá sâu, như quặng và khoáng sản khác; hóa chất; sản phẩm hóa chất; phân bón; chất dẻo nguyên liệu; sản phẩm chất dẻo; cao su; gỗ và sản phẩm gỗ; bông; xơ sợi dệt; vải; sắt thép; kim loại thường khác; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng điện gia dụng và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; linh kiện phụ tùng ô tô… Việc giảm một số mặt hàng sẽ tác động tiêu cực đến sản xuất trong nước, kể cả sản xuất để xuất khẩu.
Xuất siêu vẫn do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, so với cùng kỳ tăng cả về quy mô tuyệt đối (7,924 tỷ USD so với 5,033 tỷ USD), cả về tỷ lệ xuất siêu (16,7% so với 9,7%). Còn khu vực kinh tế trong nước vẫn nhập siêu với quy mô lớn (4,99 tỷ USD) và tỷ lệ nhập siêu cao (32,3%). So với cùng kỳ, khu vực trong nước xuất khẩu giảm 16,8%, chỉ còn chiếm tỷ trọng 24,5%, trong khi nhập khẩu giảm ít hơn (-14%), và chiếm tỷ trọng cao hơn (34%).
So với cùng kỳ năm trước, trong 2 tháng đầu năm, số thị trường xuất khẩu giảm nhiều hơn tăng (60 so với 26), trong đó giảm sâu (trên 100 triệu USD) có 11 thị trường, đặc biệt giảm rất sâu (trên 1 tỷ USD) có 2 thị trường hàng đầu là Mỹ và Trung Quốc. Nhập siêu với một số thị trường vẫn lớn (Trung Quốc 6,532 tỷ USD, Hàn Quốc 3,93 tỷ USD, Đài Loan 2,318 tỷ USD...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét