Thứ Hai, 2 tháng 1, 2023

Năm 2023: Tin tưởng vào cơ hội phục hồi và tăng tốc

Năm 2022 đã đi qua với nhiều biến động. Sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực trong giai đoạn phục hồi, song cũng có không ít doanh nghiệp chuẩn bị chuyển sang giai đoạn tăng tốc. Cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đều bày tỏ tin tưởng vào cơ hội phát triển trong năm mới.

Dù còn nhiều khó khăn chưa lường hết được, nhưng các doanh nghiệp đều bày tỏ tin tưởng vào cơ hội phục hồi trong năm 2023 Ảnh: Đức Thanh
Dù còn nhiều khó khăn chưa lường hết được, nhưng các doanh nghiệp đều bày tỏ tin tưởng vào cơ hội phục hồi trong năm 2023    Ảnh: Đức Thanh
- Ông Diệp Thành Phát, Phó giám đốc Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Tim Đỏ
Ông Diệp Thành Phát, Phó giám đốc Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Tim Đỏ

Ưu tiên ổn định, đảm bảo đủ việc làm cho người lao động 

Năm 2023 sẽ là một năm gặp nhiều ảnh hưởng bởi biến động thế giới và sự bất ổn của thị trường trong nước. Trong ngắn hạn, mục tiêu chúng tôi đặt ra là giảm chi phí đầu vào, đa dạng hóa các đối tác và chú trọng hơn vào thị trường nội địa để mở rộng nhiều nguồn cho đầu ra sản phẩm.

Còn trong dài hạn, doanh nghiệp ưu tiên các biện pháp ổn định, điều phối và đảm bảo đủ việc làm cho người lao động; tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số trong quá trình quản lý, tự động hóa trong sản xuất, đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực để bắt kịp xu hướng chuyển đổi số trong tương lai. 

Sau đại dịch Covid-19 và đặc biệt là trong năm 2022, chúng tôi đã nhận được rất nhiều đơn hàng và sự quan tâm, hợp tác từ các công ty thời trang trong nước, các thương hiệu trẻ “local brand” tự xây dựng thương hiệu riêng và họ ưu tiên sử dụng các nguồn cung ứng nội địa. Đây cũng là một nhóm khách hàng rất tiềm năng mà công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới.

Chú trọng cải thiện chất lượng dịch vụ - Bà Lưu Hạnh, Giám đốc Truyền thông Lazada Việt Nam
Bà Lưu Hạnh, Giám đốc Truyền thông Lazada Việt Nam

Chú trọng cải thiện chất lượng dịch vụ

Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi trong năm 2023 là tiếp tục tập trung vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng cường đầu tư vào công nghệ để tạo ra giá trị lớn nhất cho người dùng. Đồng thời, tập trung đào tạo nguồn nhân lực.

Về logistics, chúng tôi sẽ chính thức đưa vào hoạt động một trung tâm phân loại hàng hóa tự động hiện đại, có quy mô lớn tại Bình Dương vào đầu năm 2023. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh triển khai những sáng kiến “xanh hóa” hướng đến việc bảo vệ môi trường, duy trì được tác động tích cực của sàn thương mại điện tử đối với cộng đồng. Cụ thể, chúng tôi đưa ít nhất 100 chiếc xe máy điện vào lực lượng giao hàng từ nay đến cuối năm 2023, ứng dụng cách đóng gói hàng hóa bằng những nguyên liệu tái chế, tăng cường sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, ưu tiên sử dụng điện mặt trời thay cho điện lưới…

Cơ hội cho các công ty cung cấp giải pháp công nghệ - Ông Nguyễn Hùng Cường, Giám đốc điều hành NashTech Việt Nam
Ông Nguyễn Hùng Cường, Giám đốc điều hành NashTech Việt Nam

Cơ hội cho các công ty cung cấp giải pháp công nghệ 

Chúng tôi dự báo năm 2023 sẽ tiếp tục là một năm có nhiều thách thức. Dự báo đến nửa cuối năm 2023, có thể chứng kiến sự phát triển trở lại của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giải pháp công nghệ. Đây sẽ là cơ hội cho các công ty cung cấp giải pháp công nghệ và dịch vụ cho thuê ngoài như NashTech.

Chiến lược của NashTech sẽ đầu tư vào con người, đào tạo đội ngũ kỹ sư trẻ với các kỹ năng mà chúng tôi dự báo là sẽ có nhu cầu lớn trong thời gian tới. Ngoài ra, NashTech sẽ tiếp tục tìm kiếm các mục tiêu M&A để mở rộng thị trường và quy mô nhóm sản xuất, hướng đến phát triển công ty mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời mang lại nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên.

 Bà Phạm Khánh Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Janbee
Bà Phạm Khánh Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Janbee

Đẩy mạnh đầu tư, mở rộng ngành hàng

Trong năm 2023, Janbee sẽ tập trung tối ưu hiệu quả chuỗi cung ứng với các giải pháp như: xây dựng chiến lược giá cạnh tranh nhằm kích cầu mua sắm, nâng cao chất lượng dịch vụ, tìm hiểu văn hóa tiêu dùng nông thôn và thành thị để lên kế hoạch phát triển sản phẩm phù hợp với điểm bán và đổi mới nhãn sản phẩm nhằm đẩy mạnh hiệu quả trong việc trưng bày hàng hóa, nhận diện thương hiệu.

Dự kiến, Janbee sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động nhà máy mới với dây chuyền ép hạt hiện đại, trích ly khép kín từ hạt cho đến dầu tinh luyện. Đồng thời, chúng tôi mở rộng ra ngành hàng nhu yếu phẩm như nước tương, hạt nêm, bột thực phẩm, tăng cường đẩy mạnh hoạt động đầu tư chuyên sâu khác…

Trong năm 2023, Janbee sẽ tập trung tối ưu hiệu quả chuỗi cung ứng với các giải pháp như: xây dựng chiến lược giá cạnh tranh nhằm kích cầu mua sắm, nâng cao chất lượng dịch vụ, tìm hiểu văn hóa tiêu dùng nông thôn và thành thị để lên kế hoạch phát triển sản phẩm phù hợp với điểm bán và đổi mới nhãn sản phẩm nhằm đẩy mạnh hiệu quả trong việc trưng bày hàng hóa, nhận diện thương hiệu. Dự kiến, Janbee sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động nhà máy mới với dây chuyền ép hạt hiện đại, trích ly khép kín từ hạt cho đến dầu tinh luyện. Đồng thời, chúng tôi mở rộng ra ngành hàng nhu yếu phẩm như nước tương, hạt nêm, bột thực phẩm, tăng cường đẩy mạnh hoạt động đầu tư chuyên sâu khác…

Bà Lê Vân Mây, Chủ tịch Tập đoàn Lotus Group

Tập trung phát triển theo chiều sâu

Năm 2023, chúng tôi sẽ phát triển theo chiều sâu, tập trung vào các sản phẩm có giá trị tốt cho sức khỏe, đồng thời đảm bảo giá bán hợp lý để người tiêu dùng có cơ hội sử dụng sản phẩm của chúng tôi nhiều hơn. Chiến lược của chúng tôi là các sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản hay sản xuất tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Nhật Bản đều theo xu hướng an toàn và tốt cho sức khỏe mà người tiêu dùng Việt Nam đang mong đợi.

Đồng thời, chúng tôi cũng cố gắng tuyên truyền cho khách hàng hiểu sự khác biệt to lớn giữa thực phẩm sạch và an toàn, khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm chính hãng…

Ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc DKRA Group
Ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc DKRA Group

Thị trường giữ được đà tăng trưởng cho những năm sau

Thị trường bất động sản năm 2023 vẫn đối diện với nhiều thách thức, như việc tiếp cận vốn vay và mặt bằng lãi suất. Tuy nhiên, việc đón nhận nhiều hơn các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thực sẽ kéo thị trường giữ được đà tăng trưởng cho những năm sau. Cụ thể, những điểm sáng được củng cố bởi các chính sách của Chính phủ đang tạo ra cơ hội cho thị trường tăng trưởng trong năm 2023. Trong ngắn hạn, thị trường sẽ tập trung vào những dòng sản phẩm có các tiêu chí an toàn hơn cho người mua.

Thị trường bất động sản được ví như đang trong mùa mưa, ai ở ngoài đường sẽ ướt, nhưng người bị ướt vì mưa không đại diện cho toàn thị trường và quan trọng hơn là sau cơn mưa, trời sẽ sáng. Thay vì bi quan, nhà đầu tư nên có tâm lý đón nhận. Bởi sau mỗi giai đoạn tăng nóng, thị trường cần có sự điều chỉnh, chỉ như vậy mới tạo ra sự ổn định sau này.

Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa
Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa

Nhà đầu tư có cơ hội tận dụng bắt đáy thị trường

Bước sang năm 2023, thị trường bất động sản có tín hiệu tốt hơn, đi lên so với cuối năm 2022. Tôi cho rằng, dù thị trường vẫn sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, song cơ hội mua được hàng giá tốt sẽ nhiều hơn trong năm 2023, khi cuộc đua xả hàng mạnh dần, mức giảm có thể đạt đến 50% đối với những chủ tài sản tháo hàng do khó khăn tài chính. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư mạnh dòng tiền tận dụng để bắt đáy thị trường và tăng tốc trở lại.       

Ông Nguyễn Thanh Quyền, CEO Thắng Lợi Group
Ông Nguyễn Thanh Quyền, CEO Thắng Lợi Group


Pháp lý các Dự án hy vọng sẽ được đẩy nhanh hơn 

Tôi kỳ vọng, nửa cuối năm 2023, thị trường địa ốc sẽ có nhiều điểm sáng, phục hồi và tăng trưởng trở lại. Khi đó, pháp lý các dự án hy vọng sẽ được đẩy nhanh hơn, thị trường tài chính cũng sẽ phục hồi nhờ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Đặc biệt về phân khúc sản phẩm, thị trường đang rất thiếu các dự án có giá vừa túi tiền cho khách hàng có nhu cầu ở thực. Tỷ lệ này đang rất cao, cần nguồn cung lớn, thực sự thị trường khát phân khúc sản phẩm này. Tập đoàn Thắng Lợi cũng sẽ phát triển phân khúc sản phẩm này trong năm 2023 để đáp ứng nhu cầu khách hàng, hướng tới đồng hành cùng Chính phủ trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Công ty Phuc Khang Corporation
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Công ty Phuc Khang Corporation

Cần xây dựng khung pháp lý cho Dự án công trình xanh 

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có văn bản pháp luật quy định đầy đủ các tiêu chí là cơ sở đánh giá về công trình xanh phục vụ cho công tác quản lý nhà nước.

Trên thực tế, việc đánh giá một công trình nào đó đáp ứng các tiêu chí của một công trình xanh vẫn còn mang tính tự phát từ các chủ đầu tư dự án. Do đó, xây dựng khung pháp lý cho dự án công trình xanh ở Việt Nam là vấn đề cấp thiết nhằm đánh giá một cách toàn diện, chính xác thành quả cũng như những hạn chế trong các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về công trình xanh; nghiên cứu các quy định pháp luật về công trình xanh của một số quốc gia trên thế giới để đưa ra hướng hoàn thiện khung pháp lý về công trình xanh cho Việt Nam liên quan đến tiêu chí xác định và chính sách ưu đãi, phát triển. Thông qua đó, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư xây dựng công trình xanh tại Việt Nam.

Ông Julian Wong, Tổng giám đốc khách sạn Sheraton Sài Gòn
Ông Julian Wong, Tổng giám đốc khách sạn Sheraton Sài Gòn

Du lịch đang từng bước trở về mức bình thường 

Du lịch đang từng bước trở về mức bình thường do các hạn chế đang được nới lỏng, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng lên rõ rệt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại.

Tính chung năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,66 triệu lượt, trong đó Hàn Quốc là thị trường đóng góp lượng khách đến lớn nhất. (Riêng tháng 12/2022, Việt Nam đón hơn 707.000 lượt khách quốc tế, tăng tới 18,5% so với tháng trước đó).

Chúng tôi nhận thấy, khách doanh nhân từ trong khu vực đến nhiều hơn, trong khi các thị trường xa vẫn chậm so với năm 2019.

Vào cuối năm 2022, có thể thấy nhóm khách MICE quốc tế đang bắt đầu phục hồi từ một số thị trường trọng điểm là Singapore, Australia và các nước Đông Nam Á. Ấn Độ là một thị trường đang ngày càng gia tăng cùng với sự tăng cường của các chuyến bay trực tiếp từ đất nước này đến Việt Nam. Chúng tôi cũng đang hoàn tất những chính sách hấp dẫn cho khách du lịch MICE đến Việt Nam năm 2023.       

Ông Nguyễn Nam Hiền, Chủ tịch VPCORP & HKT GROUP
Ông Nguyễn Nam Hiền, Chủ tịch VPCORP & HKT GROUP

Đặt niềm tin vào thị trường, bởi trong nguy có cơ

Tôi quan niệm “trong nguy có cơ”, với thị trường năm 2023, có lẽ chúng tôi dùng từ “kỳ vọng” sẽ phù hợp hơn là “dự báo”. Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục giai đoạn thanh lọc và tìm về giá trị thực. Nhu cầu về nhà ở vẫn còn rất lớn, đặc biệt là ở phân khúc bình dân, đáp ứng được nhu cầu của đại đa số khách hàng.

Do vậy, phân khúc nhà ở trung bình - khá vẫn là phân khúc chủ lực của thị trường trong năm 2023. Đây sẽ là phân khúc được thị trường mong đợi và đón nhận hơn cả, bởi nó sẽ giải quyết bài toán an cư cho rất nhiều khách hàng, không chỉ tại đô thị lớn như TP.HCM, mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố vệ tinh khác - nơi tập trung đông dân cư, chuyên gia, lao động tại các khu công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu…

Ông Peter Ryder, Giám đốc điều hành Indochina Capital
Ông Peter Ryder, Giám đốc điều hành Indochina Capital

Đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ 

Tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian qua, đặc biệt là trong và sau dịch Covid-19, nhưng theo tôi, Chính phủ nên làm nhiều hơn nữa để phát triển nền kinh tế trong thời gian tới.

Có một số thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn.

Thứ nhất, lạm phát và lãi suất đang gia tăng, tăng trưởng chậm, thậm chí có thể là suy thoái kinh tế đang diễn ra ở các nền kinh tế lớn trên thế giới như châu Âu và châu Mỹ, vốn là những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Điều này chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam.

Thứ hai, xung đột Nga - Ukraine kéo dài đã dẫn đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng, làm tăng giá các sản phẩm xăng dầu và các mặt hàng quan trọng như lúa mì, than đá, phân bón… Hệ quả là, Việt Nam đang chịu tỷ lệ lạm phát gia tăng khi nhập khẩu các sản phẩm này. Thêm vào đó, sự kết hợp giữa lãi suất tăng và sự không chắc chắn trong các quy định đang khiến những lĩnh vực kinh doanh chính như ngân hàng và bất động sản trải qua thời kỳ khó khăn và đầy thách thức.

Ông Fred Burke, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hồng Kông (HKBAV)
Ông Fred Burke, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hồng Kông (HKBAV)

Có nhiều lý do để lạc quan về tương lai

Việt Nam là đối tác thương mại lớn, với thành tích nhiều năm liền là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Hồng Kông.

Hiện Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hồng Kông và là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Hồng Kông trong ASEAN. Trong những năm qua, thương mại song phương duy trì đà tăng trưởng trên 10% mỗi năm.

Chúng tôi biết rằng, cả hai nền kinh tế Việt Nam và Hồng Kông đang phải đối mặt với giai đoạn đầy thách thức phía trước, với thị trường xuất khẩu suy yếu, lãi suất tăng và lạm phát đảo chiều, nhưng chúng ta vẫn có nhiều lý do để lạc quan về tương lai.

Tuy vậy, thách thức vẫn đang tồn tại. Mặc dù Hồng Kông đã cố gắng dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt về Covid-19 đối với du khách, nhưng người Việt vẫn gặp khó khăn trong việc xin thị thực công tác và lao động để đến Hồng Kông. Về phía Việt Nam, những nỗ lực thực hiện cải cách hành chính của Chính phủ là đáng khích lệ, nhưng việc cấp phép và cho phép thực hiện dự án vẫn còn là một chặng đường khó khăn đối với các nhà đầu tư.

Ông Makoto Inoue, Giám đốc kinh doanh và tiếp thị, Khách sạn Nikko Sài Gòn
Ông Makoto Inoue, Giám đốc kinh doanh và tiếp thị, Khách sạn Nikko Sài Gòn

Đưa tất cả dịch vụ quay trở lại mức trước đại dịch 

Chúng tôi không có nhiều dự định mới cho năm 2023, nhưng sẽ đưa tất cả các dịch vụ và vị thế của khách sạn quay trở lại mức trước đại dịch. Chúng tôi hiểu rõ những trở ngại khi đi ra nước ngoài vì du khách không hiểu ngôn ngữ địa phương, cũng như các phong tục khác lạ.

Năm 2023 sẽ rất đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản vì hai nước sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Nikko Sài Gòn đã chuẩn bị để chào đón những hoạt động này và mong muốn trở thành một trong những cầu nối Nhật Bản với Việt Nam.

Bà Nguyễn Châu Diệu Ân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần BCG Land
Bà Nguyễn Châu Diệu Ân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần BCG Land

bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn trong năm 2023

Tôi cho rằng, thị trường bất động sản sẽ khởi sắc dần từ quý IV/2023 và vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, mức độ hồi phục nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào độ mở của hành lang pháp lý, các chính sách khơi thông cho thị trường vốn, từ đó, tạo ra thanh khoản tốt hơn cho thị trường, người mua nhà được tiếp cận sản phẩm với giá thành hợp lý hơn.

Adblock test (Why?)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét