Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2022

Viettel, VNPT, Vinamilk giá trị nhất Việt Nam; Ba Huân bắt tay với FPT; Đường sắt tiếp tục lỗ

Viettel, VNPT, Vinamilk giá trị nhất Việt Nam; Ba Huân bắt tay với FPT; Đường sắt tiếp tục lỗ

Bách Hóa Xanh, 3Sạch xin lỗi việc "rau Trung Quốc 'đội lốt' VietGap"; Đường sắt tiếp tục lỗ; Be đi cùng EMDDI mở rộng thị phần dịch vụ gọi xe; BAF Việt Nam xây trang trại heo công nghệ cao

Viettel, VNPT và Vinamilk đứng đầu thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam đã chính thức được công bố bởi Brand Finance – công ty định giá Thương hiệu hàng đầu thế giới của Anh, có văn phòng tại nhiều quốc gia.

,
Viettel được định giá cao gấp 3 lần hai thương hiệu lần lượt đứng thứ hai và thứ ba trên bảng xếp hạng Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022

Theo xếp hạng của Brand Finance, giá trị thương hiệu của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) ở mức 8,8 tỷ USD, chiếm gần 36% tổng giá trị 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam (24,42 tỷ USD).

Thương hiệu Viettel được định giá cao gấp 3 lần hai thương hiệu lần lượt đứng thứ hai và thứ ba (khoảng 2,8 tỷ USD), trên bảng xếp hạng Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

Thứ hai là VNPT, thứ ba là Vinamilk.

Năm 2022, giá trị thương hiệu của VNPT đạt 2,858 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm trước, giữ vị trí thứ hai trong top thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

Đứng thứ 3, Vinamilk được định giá hơn 2.81 tỷ USD, tăng ấn tượng 18% so với năm 2021, tiếp tục là thương hiệu ngành thực phẩm có giá trị nhất Việt Nam theo bảng xếp hạng này.

Tại lễ công bố năm nay, Vinamilk cũng vinh dự nhận danh hiệu "Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới"

Đây là năm thứ 7 Brand Finance – Công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới tổ chức sự kiện Brand Finance Vietnam Forum 2022 nhằm công bố giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam, đồng thời tôn vinh Top 50 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam năm 2022.

Theo Brand Finance, các doanh nghiệp Việt Nam đã thích nghi tốt trong đại dịch, với tổng trị giá của Top 50 thương hiệu giá trị nhất năm 2022 đạt 36.6 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2021 và cũng là mức tăng cao nhất trong khu vực. Điều này cũng cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có những chiến lược dài hạn và bền vững để xây dựng thương hiệu, và ngược lại, thương hiệu cũng thực sự đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Năm nay, “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam" cũng đã được Brand Finance định giá 431 tỷ USD và xếp thứ 32 toàn cầu và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 3 năm đại dịch vừa qua.  

Bách Hóa Xanh, 3Sạch xin lỗi về vụ việc "rau Trung Quốc 'đội lốt' VietGap"

Trong một bài viết đăng ngày 21/9, Báo Tuổi Trẻ cho biết Công ty CP Sản xuất thương mại Đông A (TP Thủ Đức, TP.HCM) nhập nấm có xuất xứ từ Trung Quốc về xé bỏ bao bì, gắn mác VietGap rồi phân phối tại hệ thống Bách Hóa Xanh.

m
Bách Hóa Xanh cho biết đã thu hồi và ngưng bán toàn bộ hàng hóa của Đông A

Phản hồi báo chí trưa cùng ngày, Công ty CP thương mại Bách Hóa Xanh thừa nhận ký hợp đồng với Đông A từ ngày 8/6 nhưng chỉ bao gồm mặt hàng nấm, chiếm tỷ trọng 3% tổng sản lượng mặt hàng này của chuỗi.

"Chúng tôi gửi lời xin lỗi tới các khách hàng của Bách Hóa Xanh. Qua sự việc này, chúng tôi nhận thấy trách nhiệm và sự cần thiết phải làm tốt hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa trong việc kiểm soát tốt nguồn gốc và chất lượng hàng hóa", doanh nghiệp nhấn mạnh.

Hiện tại, Bách Hóa Xanh cho biết đã thu hồi và ngưng bán toàn bộ hàng hóa của Đông A, đồng thời yêu cầu đơn vị này giải trình về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm và quy trình cung ứng.

Bên cạnh đó, hệ thống cam kết rà soát toàn bộ nhà cung cấp khác để kiểm soát chặt chẽ nguồn hàng hóa đầu vào.

Trước đó, loạt bài của Báo Tuổi Trẻ đã nêu tên 3 hệ thống bán lẻ khác gồm WinCommerce, TikiNGON, 3Sạch có hàng hóa của các nhà cung cấp là Công ty CP ĐT & SX Nông Sản Trình Nhi và Công ty TNHH Nông sản sạch Hugofarm.

Các doanh nghiệp sau đó cho biết đã rút hàng hóa và ngừng hợp tác với những nhà cung cấp vi phạm này.

Tối 20/9, trong thông báo phát đi, chuỗi cửa hàng thực phẩm 3Sạch cho biết đã và đang liên hệ với tất cả khách hàng có hóa đơn mua rau của 2 nhà cung cấp là Công ty TNHH Nông sản sạch Hugofarm và Công ty CP ĐT & SX Nông Sản Trình Nhi để đền bù về tinh thần và vật chất.

"3Sạch, với trách nhiệm là đơn vị cung cấp sản phẩm này cho khách hàng chân thành xin lỗi những người dùng đã tin tưởng và đồng hành với chúng tôi trong thời gian qua. 3Sạch khẳng định sẽ phối hợp các cơ quan điều tra và tiến hành các thủ tục pháp lý với các nhà cung cấp vi phạm hợp đồng", đại diện doanh nghiệp khẳng định.

Ba Huân bắt tay với FPT

FPT – Tập đoàn tiên phong chuyển đổi số sẽ tư vấn cho Ba Huân – doanh nghiệp hàng đầu về chăn nuôi tại Việt Nam. Hợp tác đã chính thức được ký kết.  
,
Ông Trương Gia BÌnh: FPT có sứ mệnh đồng hành, sát cánh cùng Ba Huân để chinh phục giấc mơ nông nghiệp số

FPT sẽ lựa chọn các giải pháp số phù hợp cho tất cả các lĩnh vực hoạt động của Ba Huân, gồm chăn nuôi, sản xuất, cung ứng...

Bước đầu, hai bên sẽ thực thi dự án Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp SAP ERP S/4HANA. FPT đồng hành cùng Ba Huân số hoá hệ thống phục vụ chuỗi chăn nuôi, sản xuất 3F (Feed – Farm – Food) bằng ứng dụng SAP S/4 HANA và các giải pháp Made by FPT.

Bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch HĐQT Công ty Ba Huân khẳng định, hợp tác giữa hai bên mang tính bước ngoặt của Ba Huân trong hành trình "chuyển mình" từ một doanh nghiệp nông nghiệp truyền thống thành doanh nghiệp nông nghiệp số.

Bà Huân cho biết, hệ thống này giúp Ba Huân quản lý khâu chăn nuôi từ trang trại giống, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại nuôi trồng và thu hoạch trứng đến nhà máy sản xuất thức ăn chế biến và quản lý việc phân phối sản phẩm.

Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng thuận lợi hơn, FPT sẽ xây dựng cổng thông tin tương tác với các đại lý bán hàng.

Hệ thống của FPT giúp Ba Huân nâng cao năng lực quản trị và kinh doanh toàn chuỗi, giảm chi phí vận hành xuống mức thấp nhất. Từ đó, giảm giá thành sản phẩm, phụng sự người tiêu dùng Việt Nam.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT nhấn mạnh: Ba Huân đã đi lên và thành công từ một sản phẩm rất nhỏ bé là quả trứng nhưng tầm nhìn và mô hình phát triển xứng đáng có vị thế lớn trên thị trường.

Chuyển đổi số chắc chắn là động lực giúp Ba Huân đi nhanh hơn, tạo nên nhiều cơ hội phát triển hơn cho người nông dân và sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. FPT có sứ mệnh đồng hành, sát cánh cùng Ba Huân để chinh phục giấc mơ nông nghiệp số. Bằng mọi giá, FPT sẽ giúp Ba Huân chuyển đổi số thành công và cùng nhau cống hiến cho nền nông nghiệp Việt Nam không ngừng phát triển".

Không nằm ngoài dự kiến, Đường sắt tiếp tục lỗ

m
 Đây là năm thứ ba liên tiếp tình hình kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ảm đạm

Đây là năm thứ ba liên tiếp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kinh doanh dưới giá vốn. Năm nay, Công ty này đã giảm lỗ đáng kể so với khoản lỗ 100 tỷ đồng cùng kỳ.

Báo cáo tài chính của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (công ty mẹ) ghi nhận doanh thu 6 tháng đầu năm đạt gần 1.050 tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với cùng kỳ nhưng chưa đạt được mức cùng kỳ năm 2019 - thời điểm trước dịch. Con số này cũng chỉ đạt hơn 24% kế hoạch doanh thu cả năm.

Chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi vay, cổ tức đều cải thiện đáng kể so với cùng kỳ, nhưng Công ty vẫn lỗ sau thuế khoảng 30 tỷ đồng. Cùng kỳ, con số này lên đến 100 tỷ đồng.

Việc thua lỗ không nằm ngoài dự kiến của ban lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Theo kế hoạch công bố đầu năm, Công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 1.622 tỷ đồng và lỗ sau thuế 570 tỷ đồng. Đây là năm thứ ba liên tiếp tình hình kinh doanh của công ty ảm đạm, chủ yếu vì sản lượng hành khách giảm mạnh bởi dịch bệnh. Năm 2020 và 2021, công ty lần lượt lỗ sau thuế 1.327 tỷ đồng và 565 tỷ đồng.

Tuy nhiên, điều này đã nằm trong dự kiến của ban lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Theo đó, các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của công ty mẹ đã đặt ra là tổng doanh thu 4.364 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế lỗ 550 tỷ đồng; thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 115 tỷ đồng; không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1; kế hoạch vốn đầu tư nhỏ hơn hoặc bằng 35 tỷ đồng.

Theo đại diện Tổng công ty Đường sắt, giá nhiên liệu tăng cao gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải đường sắt trong việc duy trì giá cước cạnh tranh với các phương tiện khác và cân đối chi phí sản xuất kinh doanh. Năng lực thông qua của tuyến Thống nhất không đáp ứng được yêu cầu của vận tải.

Ban lãnh đạo cho biết năm nay sẽ dần chuyển trọng tâm từ vận tải hành khách sang vận chuyển hàng hóa, trong đó đẩy mạnh các tàu liên vận quốc tế.

Tính đến cuối tháng 6, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có tài sản hơn 15.000 tỷ đồng, tăng 200 tỷ đồng so với đầu năm. Công ty đang nợ gần 2.230 tỷ đồng và khoản lỗ chưa phân phối hơn 1.850 tỷ đồng.

Thị trường chăn nuôi lợn thu hút rất nhiều tay chơi, BAF Việt Nam đồng loạt khởi trại heo công nghệ cao

CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (BAF) vừa cho biết đã đồng loạt khởi công xây dựng 4 cụm trang trại heo công nghệ cao tại xã Suối Ngô, huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh. Động thái này nằm trong chiến lược xây dựng mạng lưới khoảng 100 trang trại và đạt 200.000 nái vào năm 2030.

Được biết, dự án 3 cụm trang trại heo Hải Đăng được xây dựng với tổng diện tích hơn 66 ha, quy mô 5.000 heo nái và 60.000 heo thịt, khi đi vào vận hành sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 280.000 heo/năm, đóng góp khoảng 1.080 tỷ doanh thu/năm.

Song song, dự án trang trại heo Tân Châu được xây dựng với diện tích 12 ha, quy mô chăn nuôi 18.000 heo thịt, công suất đạt gần 45.000 con/năm, đóng góp doanh thu khoảng 260 tỷ đồng/năm.

Theo kế hoạch, 4 dự án cụm trang trại này sẽ đi vào hoạt động vào quý 4/2023.

Bên cạnh chăn nuôi, BaF cũng đang bán lẻ thịt thương hiệu thông qua chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Siba Food và Meat shop. Hệ thống này hiện có gần 60 cửa hàng và 250 Meat Shop, dự kiến mở rộng lên 100 cửa hàng và 1.000 Meat Shop trong năm 2023. Tầm nhìn đến 2030, Siba Food đang hướng tới trở thành chuỗi cửa hàng thực phẩm quy mô lớn nhất Việt Nam với 1.500 cửa hàng Siba Food và 15.000 Meat Shop. Đầu tháng 9 vừa qua, BaF cho ra mắt them sản phẩm chế biến bao gồm xúc xích BaF, giò lụa, giò sống được làm từ 100% thịt sạch BaF.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu mảng chăn nuôi BaF đạt 620 tỷ đồng, tăng 117% so với cùng kỳ 2021. Trong kỳ, BaF cung cấp cho thị trường hơn 140.000 heo giống và thịt.

Kế hoạch năm 2023, BaF đặt kế hoạch xây dựng tổng sản lượng heo nái đạt 65.000 con, sản lượng heo thịt thương phẩm bán ra thông qua các kênh đạt khoảng 1.560.000 đầu heo/năm.

,
Thị trường chăn nuôi lợn vẫn thu hút rất nhiều doanh nghiệp lớn

Thị trường chăn nuôi lợn vẫn thu hút rất nhiều tay chơi. Có thể nhắc tới các ông lớn Masan, Hòa Phát, Thaco, CP Group, GreenFeed, CJ Vina Agri, Cargill, Newhope… và mới nhất có Hoàng Anh Gia Lai, Thaiholdings.

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức gia nhập thị trường thịt với thương hiệu Heo ăn chuối HAGL – Bapi, mục tiêu sẽ trở thành một trong số các thế lực dẫn đầu thị trường thịt có thương hiệu (cùng với G Chicken của GreenFeed, MEATLife của Masan…) sau 2-3 năm.

Thaiholdings (TDH) đã cùng công ty con (Thaigroup) đầu tư 600 tỷ đồng để hợp tác kinh doanh với CTCP Xuân Thiện Thanh Hóa 2 và CTCP Xuân Thiện Thanh Hóa 3, đầu tư dự án chăn nuôi heo và sản xuất heo giống công nghệ cao từ cuối năm 2021.

Tại cả hai dự án chăn nuôi heo này, nhóm doanh nghiệp Thaiholdings đều góp 300 tỷ đồng/đơn vị và nhận 60% lợi nhuận từ dự án, phía Xuân Thiện Thanh Hóa góp 75 tỷ đồng, đóng vai trò quản lý và nhận 40% lợi nhuận.

Be đi cùng EMDDI mở rộng thị phần dịch vụ gọi xe

Việc tăng cường hợp tác giữa Be Group và EMDDI, mở rộng dịch vụ beTaxi tại thị trường TP.HCM tiếp tục khẳng định lộ trình của Be trong chiến lược trở thành một hệ sinh thái công nghệ mở.

,
Be Group ký kết hợp tác với EMDDI lần đầu vào tháng 12/2020

EMDDI là nền tảng công nghệ điều vận xe trực tuyến hoạt động theo một mô hình hoàn toàn mới, cung cấp nền tảng công nghệ cho các công ty taxi độc lập. Đây cũng là nền tảng vận tải công nghệ có quy mô và phạm vi hoạt động lớn nhất Việt Nam với sự tham gia của nhiều công ty vận tải hàng đầu tại hơn 40 tỉnh, thành phố.

Tháng 12/2020, Be Group lần đầu ký kết hợp tác với EMDDI triển khai kế hoạch mở rộng dịch vụ liên kết đặt xe taxi trên ứng dụng và ra mắt dịch vụ beTaxi. Nhờ các kế hoạch liên kết và mở rộng dịch vụ, beTaxi đã xuất hiện ở 28 tỉnh thành trên cả nước, trong đó có một số địa phương hải đảo như Phú Quốc hay Côn Đảo.

Thông qua đó, Be đã là cầu nối giúp EMDDI nhanh chóng tăng trưởng doanh số và tiến đến tìm kiếm kinh nghiệm xây dựng hướng chuyển đổi số phù hợp. Việc kết nối taxi truyền thống lên nền tảng gọi xe công nghệ tạo thế cạnh tranh công bằng trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe bốn bánh tại nhiều địa phương trên cả nước. Trong đó đặc biệt tăng cơ hội thúc đẩy năng lực cạnh tranh cho các hãng taxi tại thị trường TP. HCM nói riêng.

Liên kết này đước nhình nhận mang lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng Việt, chỉ với một ứng dụng nay hành khách dễ dàng gọi xe taxi nói riêng và đặt xe nói chung nhanh chóng và thuận tiện, nhất là trong bối cảnh nhu cầu di chuyển ngày càng tăng và tình trạng khó khăn khi gọi xe qua các ứng dụng vào giờ cao điểm, thời tiết xấu,…

Gia nhập thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam từ năm 2019, không như một số ứng dụng khác phát triển theo hướng "kín cổng cao tường", Be Group hướng đến xây dựng một hệ sinh thái công nghệ mở, đồng thời phối hợp cùng với các doanh nghiệp taxi truyền thống phát triển ngành vận tải trong nước.

Adblock test (Why?)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét