Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2022

Cảng Đà Nẵng có sản lượng thông qua đạt trên 10 triệu tấn

Năm 2021, Cảng Đà Nẵng thuộc top 10 cảng dẫn đầu sản lượng thông qua và hàng container trong xếp hạng của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam.

Nhiều cơ hội và thách thức

Ngày 22/9, tại TP. Đà Nẵng, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA) đã tổ chức Hội nghị thường niên năm 2022 với sự tham dự của gần 500 đại biểu đến từ 79 cảng thành viên của VPA.

Hội nghị thường niên VPA là sự kiện nhằm quy tụ các giám đốc điều hành cảng và các cơ quan chức năng có liên quan để đánh giá và quyết định các kế hoạch hành động hàng năm; các nội dung thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về quản lý, vận hành cảng, an toàn, an ninh, số hóa, phát triển xanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp…cũng được đưa vào chương trình nghị sự.

Nhân dịp này, các hoạt động xúc tiến kinh doanh cũng sẽ được lồng ghép nhằm kết nối và tạo cơ hội cho các cảng và các nhà cung cấp kinh doanh trong và ngoài nước hợp tác và tìm ra các giải pháp để phát triển bền vững và có lợi hơn.

Theo báo cáo của VPA, trong năm 2021 khối lượng hàng nhập, xuất qua 79 cảng thành viên đạt khoảng 360 triệu tấn, hàng container đạt gần 18,4 triệu TEU (tăng 8% so với năm 2020). Trong đó, container thông qua cảng Cái Mép – Thị Vải đạt khoảng 5,4 triệu TEU, chiếm hơn 32,6% thị phần của cả nước; thị phần container của khu vực TP. HCM vẫn cao hơn các khu vực khác đến 43,3%.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam nhấn mạnh, cảng biển có vai trò đi đầu trong nền kinh tế hàng hải với sản lượng 85 - 90% hàng hóa xuất nhập khẩu đi qua đường biển, là nền tảng thu hút đầu tư trung tâm kinh tế, thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực vận tải, hệ thống dịch vụ logistics.

Ông Nguyễn Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: N.T
Ông Nguyễn Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: N.T

Nhiều năm qua, hệ thống cảng biển Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn như xây dựng được một hệ thống cơ sở hạ tầng với 45 cảng biển trên 296 bến cảng; công suất thông qua cảng đã tăng gấp 3 lần so với năm 2010; đã hình thành các cảng cửa ngõ kết hợp thương nghiệp quốc tế, tiếp nhận được tàu trọng tải lớn đi thẳng thị trường châu Mỹ, châu Âu

“Quyết định 1579 ngày 22/9/2021 của Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo đó hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đến năm 2030 được dự báo khoảng 1,1 – 1,4 tỷ tấn, trong đó hàng container khoảng 38 – 47 triệu TEU; với dự báo như vậy sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hệ thống cảng biển Việt Nam nhưng cũng là thách thức cho các doanh nghiệp”, ông Hoàng đề cập.

Bên cạnh đó, ông Hoàng cam kết, Cục Hàng hải Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng hiệp hội và các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các nội dung như triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Việt Nam, đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế chính sách nhất là chính sách nguồn lực thu hút đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam, thực hiện nạo vét duy tu luồng lạch, bổ sung bến, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền…

Cảng Đà Nẵng dẫn đầu miền Trung

Tại khu vực miền Trung (nhóm cảng biển số 2 và 3), VPA cho hay, 2 cảng Đà Nẵng và Quy Nhơn dẫn đầu với hơn 10 triệu tấn sản lượng thông qua năm 2021. Trong đó, cảng Đà Nẵng có sản lượng container cao nhất hơn 668 nghìn TEU (tăng 20% so với năm 2021), cảng Quy Nhơn có sụt giảm 12% so với năm 2020 (160 nghìn TEU).

Các cảng còn lại như Chân Mây, Cam Ranh, PTSC Quảng Ngãi, Thị Nại…(trừ cảng Nghệ Tĩnh) đều có sản lượng đạt trên 1 triệu tấn.

Trong danh sách 20 cảng dẫn đầu về sản lượng thông qua và hàng container năm 2021 của VPA, Cảng Đà Nẵng đều nằm trong top 10 của bảng xếp hạng. Cụ thể, Cảng Đà Đẵng đứng thứ 8 về sản lượng thông qua và xếp thứ 7 về hàng container

Thông tin tại hội nghị, ông Lê Quang Nam, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho hay Cảng biển Đà Nẵng là một cảng biển lớn trong khu vực nhóm số 3 được quy hoạch trở thành cảng biển đặc biệt. Cảng biển Đà Nẵng gồm 3 khu vực chính Liên Chiểu, Tiên Sa, Thọ Quang; trong đó, khu vực bến cảng Liên Chiểu sẽ được đầu tư xây dựng mới với công suất 50 triệu tấn/năm, khu vực bến cảng Tiên Sa sẽ được chuyển dần thành bến cảng du lịch sau khi bến Liên Chiểu đi vào hoạt động.

Ông Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng thông tin về Cảng Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Toàn.
Ông Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng thông tin đến các đại biểu về Đà Nẵng và cảng Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Toàn.

Hiện nay, TP.Đà Nẵng đang gấp rút đầu tư xây dựng khu Liên Chiểu – phần hạng mục chung theo chủ trương đầu tư đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 43 ngày 25/3/2021. TP. Đà Nẵng có đường bờ biển dài hơn 90km, hạ tầng biển được đầu tư ưu tiên phát triển cùng với kết nối giao thông đa phương thức; TP. Đà Nẵng đang định hướng trở thành trung tâm kinh tế biển của Việt Nam và ngang tầm khu vực.

“Cùng với Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng được chọn là một trong những trung tâm phát triển kinh tế tầm cỡ khu vực của châu Á và thế giới. Để thực hiện mục tiêu này, TP. Đà Nẵng cùng với cảng Đà Nẵng, và những cảng biển, lãnh đạo các địa phương cần tăng cường công tác phối hợp, trao đổi kết nối với nhau; trao đổi kinh nghiệm giữa các cảng biển trong hiệp hội để cùng phát triển nhanh, bền vững hơn. Lãnh đạo TP. Đà Nẵng cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất để cảng biển Đà Nẵng kết nối thêm với các khu vực cảng biển trên thế giới”, ông Nam đề xuất.

Thành viên VAP tham gia và trao đỗi với các doanh nghiệp trưng bày bên lề hội nghị. Ảnh: Nguyễn Toàn.
Thành viên VAP tham gia và trao đổi với các doanh nghiệp trưng bày bên lề hội nghị. Ảnh: Nguyễn Toàn.

Adblock test (Why?)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét