Thế Giới Di Động (MWG) tiếp tục đóng cửa chuỗi siêu thị Bách hóa Xanh
Chỉ trong vòng 2 tháng, Thế Giới Di Động đã đóng 251 cửa hàng Bách hóa Xanh. Thời gian tới, Công ty vẫn tiếp tục rà soát xử lý theo từng nhóm cửa hàng…
Lãi quý II giảm gần 7%
Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) công bố doanh thu nửa đầu năm đạt 70.804 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021 và thực hiện 51% kế hoạch năm.
Lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm của Thế Giới Di Động đạt 2.576 tỷ đồng, gần như đi ngang và thực hiện 41% kế hoạch năm. Tính riêng quý II, doanh thu đạt 34.337 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.131 tỷ đồng; lần lượt tăng 8% và giảm 6,6% so với quý II/2021.
Trong cơ cấu doanh thu, chuỗi Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh đóng góp 38.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 80,5% và tăng 17% so với cùng kỳ năm trước nhờ gia tăng thi phần điện thoại và điện máy. Riêng quý II, doanh số 2 chuỗi này tăng 12% so cùng kỳ và giảm 11% từ mức đỉnh ghi nhận vào quý IV/2021.
Chuỗi Bách hóa Xanh đóng góp 12.800 tỷ đồng, tỷ trọng 18,1% và giảm 4%. Riêng quý II, doanh số giảm 8% so với cùng kỳ năm trước (năm ngoái tăng cao nhờ hưởng lợi dịch bệnh Covid-19) và tăng 12% so với quý I.
Thế Giới Di Động đã đóng 251 cửa hàng Bách Hóa Xanh trong tháng 5 và 6 |
Doanh nghiệp cho biết đã đóng 251 cửa hàng Bách hóa Xanh trong tháng 5 và 6, song doanh thu không giảm và dự kiến đạt mục tiêu doanh thu bình quân 1,3 tỷ đồng/cửa hàng ngay trong quý III (sớm hơn kế hoạch là cuối năm).
Tính đến tháng 7, doanh nghiệp cơ bản hoàn tất thay layout (sắp xếp) mới cho toàn bộ cửa hàng hiện hữu, doanh thu bình quân đạt 1,2 tỷ đồng/cửa hàng.
Công ty vẫn tiếp tục rà soát xử lý theo từng nhóm cửa hàng, dự kiến vận hành 1.700 - 1.800 cửa hàng vào cuối quý III/2022, tính đến cuối quý II có 1.889 cửa hàng. Chi phí phát sinh 1 lần từ việc đóng cửa hàng sẽ tác động đến lợi nhuận Bách hóa Xanh trong quý II và III.
Trong quý IV, chuỗi bán thực phẩm tập trung vào việc hoàn thiện nền tảng back-end, tối ưu vận hành để cải thiện mạnh biên lợi nhuận.
Tham vọng doanh thu 1 tỷ USD cuối năm 2023
Mới đây, MWG thông báo đã đạt mốc 50 cửa hàng TopZone - chuỗi bán lẻ chuyên dòng sản phẩm Apple.
Đại diện MWG cũng tự tin cho biết: “Tại thị trường Việt Nam, TopZone là chuỗi uỷ quyền có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khi sở hữu 50 cửa hàng Mono-brand chỉ sau chưa đầy 8 tháng. Cột mốc 50 cửa hàng chỉ là khởi đầu cho hành trình mở rộng 200 cửa hàng vào cuối 2022, hướng đến doanh thu 1 tỷ USD cuối 2023 và tham vọng nâng cấp thị trường bán lẻ hệ sinh thái Apple tại Việt Nam ngang tầm Singapore, Thái Lan”.
TopZone - chuỗi bán lẻ chuyên dòng sản phẩm Apple của Thế Giới Di Động. |
Nhảy vào thị trường Apple từ cuối năm 2021, MWG không giấu tham vọng thống lĩnh thị trường này dù là kẻ đi sau. Bởi, đây là thị trường giá trị lớn và quy mô ngày càng mở rộng khi Apple cũng xem Việt Nam như thị trường trọng điểm để đẩy mạnh, từ việc mở rộng hợp tác với đơn vị địa phương đến rút ngắn thời gian vận chuyển...
Ghi nhận 2 năm trở lại đây, sản phẩm iPhone rất "hot" tại Việt Nam, và riêng năm 2021 thì tình hình xách tay iPhone giảm mạnh xuống mức rất thấp. Đây là cơ hội để các nhà bán hàng chính ngạch và MWG gia tăng số lượng.
Việc tăng thị phần tích cực của Apple đã được hỗ trợ bởi nỗ lực giành thị phần tại Việt Nam khi từ tháng 7/2020 Apple đã ký kết hợp tác với DGW, PET, FPT Synnex và Viettel để phân phối các sản phẩm được ủy quyền của mình tại Việt Nam. Điều này cũng rút ngắn thời gian ra mắt sản phẩm mới giữa Việt Nam và các quốc gia khác, thu hẹp khoảng cách về giá giữa các sản phẩm chính hãng với xách tay.
Ban lãnh đạo MWG cũng cho biết thêm, với chính sách kiểm soát thị trường mới của Apple, doanh số hàng Apple chính hãng tăng lên mạnh mẽ khi các tín đồ tìm đến các cửa hàng ủy quyền của Apple.
Mặt khác, trong giai đoạn 2020 - 2021, thị trường ghi nhận lượng hàng xách tay tại Việt Nam ngày càng giảm mạnh, chỉ còn mức 20 - 25% so với những năm 2020 trở về trước.
Ước tính, tổng doanh thu của các sản phẩm Apple tại Việt Nam vào cuối 2023 sẽ đạt từ 2,2 - 2,5 tỷ USD. Trong đó, cùng TopZone (MWG) dự kiến mang về 1 tỷ USD. Đây là cơ sở để Apple công nhận thị trường Việt Nam là thị trường cấp 1, ngang tầm với Singapore, Thái Lan.
Doanh thu khủng từ thị trường Việt Nam sẽ mở ra một tương lai mới cho iFan: khi Mỹ, Singapore hay Thái Lan có hàng, Việt Nam cũng có hàng.
"Người Việt sẽ không còn phải chờ lâu để sở hữu hệ sinh thái Apple chính hãng. Sẽ có những sản phẩm của Apple chỉ có tại đây và cũng nơi đây có hệ sinh thái các sản phẩm đa dạng thỏa mãn mọi nhu cầu khách hàng. TopZone cùng với MWG sẽ nỗ lực để trong năm 2024 đạt được mục tiêu đó", đại diện chia sẻ.
Được biết, TopZone là hệ thống cửa hàng theo hình thức Mono brand (cửa hàng chuyên biệt chỉ bày bán các sản phẩm của Apple) với hai phiên bản là AAR (Apple Authorized Reseller) có diện tích nhỏ gọn khoảng 100-120m2 và APR (Apple Premium Reseller) bậc cao hơn có diện tích lớn hơn 180-220m2.
Theo lộ trình mỗi 2 năm một lần, Apple sẽ nâng cấp phiên bản ủy quyền của mình và TopZone là phiên bản ủy quyền mới nhất. Tại TopZone, các sản phẩm trưng bày được cập nhật phần mềm mới nhất thông qua DCOTA (Digital Content Over The Air – Công cụ quản lý hiển thị nội dung demo trên máy trưng bày qua hình thức wifi/không dây) nhằm mang lại trải nghiệm trọn vẹn nhất cho người dùng.
Số cổ phiếu trên được MWG phát hành để trả cổ tức 2021 cho cổ đông theo tỷ lệ 100%. Ngoài trả bằng cổ phiếu, ngày 17/6 công ty cũng đã chi gần 732 tỷ đồng để trả thêm cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10%, tức 1 cổ phiếu nhận thêm 1.000 đồng. Như vậy, tổng tỷ lệ trả cho năm trước của MWG là 110% gồm 10% tiền mặt và 100% cổ phiếu.
Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên 29/7, cổ phiếu MWG giảm 1,61% xuống mức 61.100 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt hơn 3,3 triệu đơn vị.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét