Cần bàn để có một thị trường xăng dầu minh bạch và cạnh tranh, để tất cả cùng thắng
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quan lý kinh tế Trung ương cho rằng, cần hướng tới cơ chế điều hành xăng dầu để ai cũng thắng, đó là tự do hoá để thị trường định giá theo quan hệ cung cầu, gắn thị trường xăng dầu trong nước với thị trường xăng dầu quốc tế.
Chưa bao giờ có thị trường xăng dầu đứt gãy như năm ngoái kể từ khi đổi mới. Do khách quan, sự bất ổn của thị trường xăng dầu thế giới hay chủ quan, như nhiều doanh nghiệp kêu ca là phương thức điều hành, thưa ông?
Chúng ta hay đổ lỗi cho khách quan, có nguyên nhân khách quan, nhưng theo tôi, chủ quan do những bất cập trong quản lý nhà nước là chủ yếu. Tôi còn nhớ, thời chiến tranh ở Kuwait, Iraq,… khoảng cách đây hai chục năm, tác động có lẽ còn lớn hơn, có lúc gia xăng dầu thế giới lên đến hơn 140 USD/thùng.
Tôi cũng đã quan sát, theo dõi cách xử lý trong các tình huống bất thường trên thị trường thế giới tác động đến thị trường xăng dầu trong nước, thì trước đây, các cơ quan thẩm quyền không xử lý tình huống như thời gian vừa qua.
Ông có thể làm rõ hơn, xử lý tình huống vừa qua thế nào, thưa ông?
Ngày trước, không lấy kiểm tra, thanh tra xử phát, rút giấy phép lên hàng đầu hoặc như một giải pháp. Tôi nghĩ nhà nước và doanh nghiệp cần cùng đồng hành, chung tay giải quyết vấn đề, vì đó là vấn đề chung của xã hội, không phải chỉ của bất cứ một bên nào.
Cũng chưa bao giờ có nghị định vừa ban hành chưa ráo mực đã phải sửa ngay. Nghị định 95/2021/NĐ-CP ban hành tháng 11/2021 để sửa nghị định 83/2022/NĐ-CP, thì nay đầu năm 2023, phải sửa lại, tức là chỉ hơn 1 năm.
Điều tôi lo lắng là Nghị định 83, Nghị định 95 và cả dự thảo mà Bộ Công thương đang lấy ý kiến có rất nhiều điều khoản mà nội dung còn mù mờ, không rõ ràng; tạo dư địa tuỳ ý và tuỳ nghi thực hiện của các cơ quan nhà nước liên quan.
Theo tờ trình của Bộ Công thương, có 11 vấn đề xin ý kiến. Trong đó đang nổi lên những quan điểm khác nhau về công thức giá và phương thức điều hành giá xăng dầu; thời gian điều hành công bố giá bán lẻ xăng dầu; quy định mức chiến khấu thối thiểu; cho phép bán lẻ lấy từ nhiều nguồn hay quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; của thương nhân đầu mối...
Trong các vấn đề này, thì các vấn đề thuộc về cơ chế giá điều hành thị trường xăng dầu, gồm công thức giá và phương thức điều hành giá xăng dầu; thời gian điều hành công bố giá bán lẻ xăng dầu; quy định mức chiến khấu thối thiểu, cho phép bán lẻ lấy từ nhiều nguồ hay Quỹ bình ổn giá.
Điểm cơ bản cốt lõi của cơ chế là mức giá bán lẻ xăng đầu do nhà nước định. Cách tiếp cận của phương pháp điều hành này rất lạc hậu, chủ quan; sử dụng cái quá khứ (có thể không phù hợp, có thể bị bóp méo) của thị trường làm cơ sở cho hoạt động điều hành của các cơ quan nhà nước có liên quan. Giả thuyết “cái quá khứ” ngay cả khi không bị bóp méo thì cũng không thể là hợp lý cho điều hành hiện tại và tương lai của thị trường.
Thị trường xăng dầu thế giới là thị trường cạnh tranh (cao nhất trong các thị trường), minh bạch; giá cả phản ánh cân đối cung cầu gần như theo thời gian thực, và biến động liên tục. Việt Nam không can thiệp được gì vào thị trường đó.
Chúng ta đã xoá bỏ bao cấp xăng dầu và chi phí xăng dầu cuối cùng cũng sẽ phân bổ vào đầy đủ, thậm chí với chi phí cao hơn, vào nền kinh tế, vào sản xuất kinh doanh và cuộc sống của ngưười dân.
Chi phí cao hơn nghĩa là sao, thưa ông?
Chi phí cao hơn vì chi phí dự trữ lưu thông bắt buộc, chi phí cao hơn vì thị trường không cạnh tranh, chí phí cao hơn vì quỹ bình ổn giá và bộ máy điều hành...
Cuối cùng, người tiêu dùng vẫn bị thiệt, vì khi giá thế giới giảm, người tiêu dùng không được hưởng, và khi giá lên cao, người tiêu dùng vẫn phải trả giá cao, hoặc không mua được xăng dầu như mong muốn.
Sự lo lắng về chi phí xăng dầu cao gây lạm là hoàn toàn vô lý, vì chi phí đẩy(xăng dầu) cuối cùng cũng đi vào các sản xuất kinh doanh.
Cách điều hành hiện nay chỉ làm tăng thêm chi phí xã hội mà thôi. Tóm lại, cách quản lý và đièu hành thị trường xăng dầu hiện nay đã quá lạc hậu, không hiệu lực, thiếu hiệu quả; làm tăng thêm chi phí xã hội và người tiêu dùng.
Vì vậy, quan điểm của tôi là cải cách triệt để theo hướng thị trường, đúng với một thị trường xăng đầu cạnh tranh và minh bạch.
Cụ thể, cơ chế điều hành xăng dầu đúng theo hướng thị trường sẽ được vận hành thế nào, thưa ông?
Phương án đầu tiên tôi khuyến nghị là bỏ cơ chế nhà nước định gía bán lẻ xăng dầu như hiện nay, tự do hoá để thị trường định giá theo quan hệ cung cầu, gắn thị trường xăng dầu trong nước với thị trường xăng dầu quốc tế. Như thế, bỏ luôn quỹ bình ổn xăng dầu, không cần quy định mức chiết khấu tối thiều, không cần điều hành 7, 10 hay 15 ngày.
Mỗi khi quyết định tự hoá hoá, luôn có lo ngaị về bất ổn xã hội, gây hại đến sản xuất, gia tăng giá cả, bất ổn vĩ mô, và nhiều tác động tiêu cực khác, thưa ông?
Trong hơn 30 năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều lần tự do hoá giá cả, để thị trường định giá. Trước khi quyết định lo ngaị rất nhiều, nhưng thực tế diễn ra hoàn toàn khác như chúng ta đã trải qua. Quan trọng là, người dân và nhà nước đều được lợi; đầu tư và sản xuất tăng thêm, kinh tế phát triển hơn...
Tôi tin rằng, lần này nếu tự do hoá cũng sẽ mang lại kết quả như thế.
Phương án hai là, xác định giá tối đa, nhưng giá này không phải do cơ quan nhà nước quyết định. Có hội đồng gồm đại diện các bên có liên quan, gồm cơ quan quản lý nhà nươc, bán buôn, phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, và có nhà khoa học; thống nhất về công thức hay cách thức xác định giá tối đa, giá trần.
Cần thuê một đơn vị, tổ chức độc lập xác định giá hàng ngày để số liệu thị trường thế giới là đầy đủ (quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai); xây dựng thuạt toán và sử dụng công nghệ thông minh, hoàn toàn có thể xác định dược giá này và công bố hàng ngày online.
Có thể tính được nó theo thời gian thực…
Nhưng xăng dầu là mặt hàng đặc biệt và không thể đứt gãy, cần có những cơ chế quản lý để đảm bảo mục tiêu này?
Theo tôi, việc duy trì cung cấp xăng dầu liên tục, không bị đứt gãy cho người dân là trách nhiệm của nhà nước, không phải là trách nhiệm của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhà nước có thể giao trách nhiệm này cho doanh nghiệp nhà nước; không thể giao trách nhiệm này cho các doanh nghiệp khác. Để thực hiện trách nhiệm này, nhà nước phải có dự trữ nhà nước về xăng dầu, giống như một số mặt hàng chiến lược thiết yếu khác, như lúa gạo chẳng hạn. Không thể đẩy trách nhiệm này cho doanh nghiệp bằng cách yêu cầu họ duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu hay
Trường hợp nhà nước yêu cầu doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm này, thì phải bù đắp chi phí thoả đáng hợp lý cho họ, kể cả doanh nghiệp nhà nước.
Khi chưa có dự trữ quốc gia về xăng dầu, thì hệ thống cung ứng xăng dầu cho nền kinh tế nước ta vẫn khá mong manh, dễ vở và đứt gãy, do thế giới đang ngày càng biến động khó lường, không dự đoán trước được.
Cũng phải nói thêm về điều kiện kinh doanh xăng dầu, cẩn rà soát lại, thực hiện thay đổi theo hướng phù hợp với các giải pháp cải cách như tôi đề cập ở các nhóm nói trên. Nhưng tựu chung là là bỏ hoặc đơn giản hoá các điều kiện kinh doanh xăng dầu theo hướng tự do hơn về quyền kinh doanh xăng dầu, và thiết lập một thị trường xăng dầu cạnh tranh hơn.
Thực hiện các cải cách nói trên sẽ làm thay đổi vai trò, chức năng quản lý nhà nước của các bộ và cấp chính quyền địa phương.
Những cải cách, đổi mới mà tôi kiến nghị trên đây, chắc chắn không quyết định được luôn, vì cần có nhiều cấp quyết định, xem xét, nhưng tôi tin là chúng sẽ được chấp nhận và thực hiện trong tương lại. Nhưng trước hết, chúng ta nên thảo luận, tìm kiếm và đề xuất những cải cách cơ bản, khác biệt hơn; không nên chỉ cơi nới trong khuôn khổ tư duy và thể chế quá chật hẹp so với kinh tế thị trường nước ta hiện nay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét