Thứ Tư, 7 tháng 9, 2022

Học viện Báo chí và Tuyên truyền - 60 năm xây dựng và phát triển

Học viện Báo chí và Tuyên truyền - 60 năm xây dựng và phát triển

Với những cống hiến bền bỉ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền vinh dự nhận nhiều danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền trải qua 60 năm xây dựng và phát triển (1962 - 2022), đã vươn lên trở thành một trường đại học trọng điểm quốc gia về đào tạo giảng viên lý luận chính trị, cán bộ báo chí - truyền thông, tư tưởng - văn hoá và một số lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn. 

Với những cống hiến bền bỉ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền vinh dự nhận nhiều danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước.

Với những cống hiến bền bỉ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tự hào là đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học có chất lượng và uy tín cao, được vinh dự nhận nhiều danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước.

Trong suốt chặng đường 60 năm qua, bằng lao động khoa học nghiêm túc và sáng tạo, các thế hệ cán bộ, giảng viên của Học viện đã khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với lòng tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Học viện đã và đang đào tạo, bồi dưỡng cho đất nước hơn hàng chục nghìn cán bộ có trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực lý luận chính trị, công tác tư tưởng, báo chí-truyền thông. 

Nhiều người trong số đó đã trở thành các nhà khoa học đầu đàn, các nhà giáo có uy tín, các nhà báo, biên tập viên có tên tuổi... Không ít người đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp cao, cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước trong các ngành, các lĩnh vực ở Trung ương và các địa phương.

Hướng về kỷ niệm 60 năm thành lập (1962-2022), Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã phát động và đẩy mạnh các phong trào thi đua chào mừng bằng nhiều hoạt động ý nghĩa tiêu biểu như: 

“Giải thể thao chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập Học viện Báo chí và Tuyên truyền” được tổ chức gồm 3 bộ môn: bóng đá, cầu lông, bóng bàn”.

“Đêm nhạc hội AJC - Màu thời gian” diễn ra với 4 nội dung chính: Hội diễn Văn nghệ, Hội trại Truyền thống, Trao giải cuộc thi “Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong tôi”, Trao giải cuộc thi “Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu 60 năm thành lập Học viện”. 

“Hội trại Truyền thống” là nơi trưng bày hiện vật, hình ảnh, tư liệu, ấn phẩm do cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên sáng tác về 60 năm xây dựng và phát triển của Học viện. 

Hội thảo khoa học “Học viện Báo chí và Tuyên truyền- 60 năm xây dựng và phát triển” là diễn đàn để các nhà khoa học, các thế hệ cán bộ, giảng viên trao đổi, thảo luận về quá trình hình thành, phát triển, truyền thống vẻ vang, bài học kinh nghiệm. 

Đặc biệt là “Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Học viện và đón nhận Huân chương Độc lập hạng ba” (1962-2022) được tổ chức trang trọng vào ngày 11/9/2022 để ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang 60 năm xây dựng và phát triển, khẳng định những thành tựu to lớn mà Học viện đạt được từ khi thành lập đến nay, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới. 

Nói về chặng đường 60 năm qua, theo PGS.TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, từ khi mới thành lập, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chỉ là một cơ sở đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ báo chí, xuất bản, tuyên truyền, huấn học phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

Sau một thời gian ngắn nỗ lực phấn đấu để khẳng định vị trí, chức năng của mình, trường đã nhanh chóng thực hiện đào tạo đại học chính quy. 

Cuối những năm 60 của thế kỷ XX, bên cạnh việc tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng, các lớp đào tạo cơ bản để đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ trước mắt của công tác tư tưởng, báo chí nhà trường bắt đầu đào tạo bậc đại học 4 chuyên ngành, sau đó là 8 chuyên ngành: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng, Báo chí, Xuất bản, Tuyên truyền.

Tháng 11/1990 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của Nhà trường khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định công nhận Trường là trường đại học. 

Từ đó, trong hệ thống trường Đảng có một trường đại học thực hiện quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trực thuộc Ban Bí thư Trung ương Đảng. Trong giai đoạn phát triển mới, Học viện ngày càng phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện, trở thành một trong những cơ sở đào tạo có uy tín cao trong hệ thống các trường Đảng và các trường đại học của cả nước.

Trong 60 năm qua, Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng cho đất nước hơn 70 nghìn cán bộ có trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực lý luận chính trị, công tác tư tưởng, báo chí - truyền thông, trong đó có hàng nghìn cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở hệ thống các trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo của các tổ chức chính trị - xã hội và hàng nghìn phóng viên, biên tập viên, cán bộ làm công tác truyền thông, cán bộ quản lý ở các nhà xuất bản, các cơ quan báo chí, các cơ quan truyền thông trong cả nước. 

Đội ngũ cán bộ do Học viện đào tạo, bồi dưỡng có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn cao, đã có những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân ta.

Nhiều người trong số đó đã trở thành các nhà khoa học đầu ngành, các nhà giáo có uy tín, các nhà báo, biên tập viên có tên tuổi... Không ít người đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp cao, cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước trong các ngành, các lĩnh vực ở Trung ương và các địa phương. 

Hiện nay, Học viện đang đào tạo 41 ngành, chuyên ngành bậc đại học với quy mô tuyển sinh gần 2400 sinh viên mỗi năm, trong đó có 35 chương trình chuẩn, 5 chương trình đào tạo chất lượng cao và 1 chương trình liên kết quốc tế; đào tạo 20 ngành, chuyên ngành bậc thạc sĩ, mỗi năm tuyển sinh trên 450 học viên; đào tạo 7 ngành tiến sĩ, mỗi năm tuyển sinh 50-70 nghiên cứu sinh. 

Các ngành, chuyên ngành đào tạo của Học viện luôn gắn với nhu cầu bức thiết của xã hội, trong đó, có những ngành ở Việt Nam chỉ được đào tạo duy nhất hoặc đầu tiên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền như Công tác tư tưởng, Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa, Xuất bản, Báo mạng điện tử, Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Thông tin đối ngoại, Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện... Đây cũng là những chuyên ngành thu hút đông đảo thí sinh có chất lượng cao dự tuyển vào Học viện đào tạo.

Trong giai đoạn mới, Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngày càng phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện, trở thành một trong những cơ sở đào tạo có uy tín cao trong hệ thống các trường Đảng và các trường đại học trong cả nước. 

Năm 2018, Học viện chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học. 

Năm 2021, Học viện hoàn thành kiểm định đánh giá ngoài 4 chương trình đào tạo đại học. Hiện nay Nhà trường đang tích cực chuẩn bị để hoàn thành việc kiểm định, đánh giá ngoài 7 chương trình đào tạo theo theo kế hoạch của năm 2022 và hoàn thành đánh giá, kiểm định toàn bộ các chương trình vào năm 2023. 

Đến nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong số ít trường đại học trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và là cơ sở đào tạo đầu tiên trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được kiểm định và được công nhận đạt chuẩn chất lượng về cơ sở giáo dục. 

Không chỉ đào tạo cán bộ trong nước, nhiều năm qua Học viện còn đào tạo hàng nghìn sinh viên đại học, học viên cao học, thực tập sinh và nghiên cứu sinh đến từ các nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hàn Quốc theo các hiệp định song phương giữa Đảng, Chính phủ Việt Nam và đảng, chính phủ các nước.

Ngoài ra, còn có những sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh nước ngoài đăng đăng ký học tập tự do. Điều đó nói lên uy tín và phạm vi ảnh hưởng của Học viện trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao. 

Hoạt động khoa học của Học viện Báo chí và Tuyên Truyền 60 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào việc tạo dựng hình ảnh Học viện Báo chí và Tuyên truyền với bề dày truyền thống và luôn luôn phát triển.

Đây cũng là nhân tố quan trọng khẳng định vị thế và tầm vóc của Học viện, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững, có định hướng của Nhà trường. 

Học viện đã triển khai nghiên cứu hàng ngàn đề tài khoa học các cấp. Số lượng đề tài của giảng viên tăng dần theo từng năm, thiết thực phục vụ các mục tiêu như tham gia, tổng kết thực tiễn, góp phần phát triển lý luận về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường; nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, biên soạn giáo trình, tài liệu nghiên cứu, học tập.

 Đây là hướng nghiên cứu được ưu tiên hàng đầu của Học viện. Bên cạnh đó, các đề tài khoa học của sinh viên cũng góp phần củng cố và trau dồi tri thức, phát triển tư duy khoa học và rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên.

Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy của Học viện đã công bố hàng nghìn bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí có uy tín cả trong và ngoài nước, trong đó có không ít bài có giá trị cao cả về lý luận lẫn thực tiễn. Học viện cũng đã tổ chức hàng trăm hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế… thu hút sự tham dự của nhiều nhà khoa học quốc tế đến từ Trung Quốc, Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Đức, Thụy Điển, Anh, Pháp, Áo...

Hoạt động nghiên cứu khoa học ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền không chỉ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đào tạo của Học viện, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ mà còn mang lại hiệu quả xã hội to lớn. 

Những thành tựu trong nghiên cứu khoa học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là minh chứng rõ nét về sự trưởng thành vượt bậc về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực khoa học và đào tạo ở đây. 

Adblock test (Why?)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét