Thủ tướng giao nhiệm vụ lập quy hoạch Quảng Ngãi tầm nhìn đến 2050
Mục tiêu của quy hoạch làm căn cứ khoa học, công cụ pháp lý quan trọng để tỉnh Quảng Ngãi sử dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thống nhất quản lý nhà nước và hoạch định chính sách, phát triển.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1574/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, phạm vi ranh giới quy hoạch toàn bộ diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ngãi là 5.155,78 km2 và phần không gian biển của tỉnh được xác định theo Quyết định số 2295/QĐ-TTg ngày 17/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
Quảng Ngãi đang mở rộng không gian phát triển đô thị và đẩy mạnh thu hút đầu tư các loại hình kinh tế nhưng vẫn đang thiếu quy hoạch bài bản, chưa mang tính kết nối, chưa bền vững và quy mô chưa lớn. Ảnh: Bùi Thanh Trung |
Mục tiêu của quy hoạch làm căn cứ khoa học, công cụ pháp lý quan trọng để chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Ngãi sử dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thống nhất công tác quản lý nhà nước và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển.
Tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch tỉnh với quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Làm cơ sở lập quy hoạch xây dựng các vùng huyện và liên huyện, quy hoạch đô thị và nông thôn và các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành có liên quan. Là cơ sở để xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đảm bảo khách quan, khoa học.
Ngoài ra, đưa ra các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp bố trí không gian phát triển hợp lý nhằm giải quyết các xung đột về không gian (giữa các ngành, lĩnh vực, giữa các vùng, lãnh thổ...) trên địa bàn tỉnh cho các nhu cầu phát triển trong tương lai trên cơ sở huy động hiệu quả các điều kiện bên trong và thu hút các nguồn lực bên ngoài.
Cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu để các doanh nghiệp, cộng đồng và người dân đầu tư, sản xuất, kinh doanh, sinh sống, làm việc và kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch tỉnh. Hình thành hệ thống cơ sở thông tin và cơ sở dữ liệu quy hoạch thống nhất trong tỉnh đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển của tỉnh, vùng và quốc gia.
Về nguyên tắc lập quy hoạch, Quyết định của Thủ tướng nêu rõ: phải đảm bảo tuân thủ các quy trình, nguyên tắc, nội dung theo Luật Quy hoạch, Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như các văn bản pháp luật quốc tế có liên quan về biển, đảo, các văn bản pháp luật về biên giới quốc gia.
Đảm bảo tính thống nhất, tổng thể, đồng bộ, hệ thống với quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; giữa quy hoạch tỉnh với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sự kết hợp hiệu quả giữa quản lý ngành, lĩnh vực với quản lý lãnh thổ, bảo vệ môi trường và quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia, vùng, địa phương và lợi ích của người dân.
Đảm bảo tính liên tục, kế thừa, tính mở, ổn định và khả thi trong triển khai, phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch tỉnh, tạo nền tảng phát triển cho các giai đoạn tiếp theo,...
Qua đó, yêu cầu tỉnh Quảng Ngãi lập quy hoạch, gồm: phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh Quảng Ngãi; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn; đánh giá việc thực hiện các chiến lược, chương trình, quy hoạch và các dự án liên quan trong thời kỳ quy hoạch trước, dự báo tác động trong thời kỳ quy hoạch mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Xây dựng quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển tỉnh; phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh; lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội; lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.
Quy hoạch phải đề ra các phương án: quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện; phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh; phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh; phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; phương án phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh;
Bên cạn đó, xây dựng danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện; giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch; xây dựng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch tỉnh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét