Đối tượng có thể được xét hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động theo Điều 55, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (Ảnh minh họa)
Luật sư trả lời:
Theo khoản 1, Điều 54, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 15, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về điều kiện hưởng lương hưu, người lao động nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có tổng thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành và thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.
Do đó, nếu cá nhân làm việc trong nghề hoặc công việc độc hại chưa đủ 15 năm trở lên thì chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu. Song trường hợp suy giảm khả năng lao động có thể được xét hưởng hưởng lưu khi suy giảm khả năng lao động theo Điều 55, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Luật sư Nguyễn Thị Thu (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
Từ ngày 1-1-2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Ngoài ra, khoản 1, Điều 16, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định, người bị suy giảm khả năng lao động từ 61-80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời là 55 tuổi tính vào năm nghỉ hưởng lương hưu là năm 2020 thì được hưởng lương hưu.
Về mức lương hưu, theo Điều 7, Nghị định 115/2015/NĐ-CP, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét