Mới đây, một bé trai 7 tuổi ở xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn, Phú Thọ đã phải nhập viện trong tình trạng bị hoại tử ở vùng đùi và cẳng chân do người nhà tự điều trị vết bỏng
Bé trai bị bỏng do nước sôi. Gia đình chủ quan đã tự ý mua thuốc đỏ về bôi cho bé. Tuy nhiên, sau 5 ngày tự điều trị, tình trạng vết thương càng nặng hơn, gia đình đã đưa bé đến Trung tâm Sản Nhi - Bệnh viên đa khoa Phú Thọ. Tại đây, bé được điều trị, sử dụng thuốc bôi và tập phục hồi chức năng nên tình trạng sức khỏe đã được cải thiện
Việc sơ cứu đúng cách ngay sau khi gặp tai nạn bỏng có vai trò hết sức quan trọng, giúp giảm cảm giác đau đớn và tránh vết thương ăn sâu hơn
Đối với các vết bỏng nhẹ, diện tích vùng bỏng nhỏ, không bị rộp nước, thì bạn có thể chườm hoặc ngâm trong nước lạnh
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu sức khỏe trẻ em thuộc Đại học Queensland, Úc đã chỉ ra rằng: xả nước lạnh lên vết bỏng trong thời gian ít nhất 20 phút sẽ giúp giảm tỷ lệ cần ghép da, vết thương nhanh chóng được lành hơn
Việc ngâm nước hoặc xả nước lạnh lên vùng da bị bỏng có tác dụng hiệu quả hơn so với việc không dùng nước làm mát mà sử dụng trực tiếp các phương pháp khác như: bôi kem đánh răng, lô hội…
Khi bị bỏng ở những vùng da có sự tiếp xúc, cọ xát từ quần áo thì người bị bỏng cần được cởi bỏ ngay quần áo, chườm nước lạnh và dùng khăn mềm lau sạch
Bởi nếu không cởi thì nước nóng thấm vào quần áo và ngấm vào trong cơ thể khiến vết bỏng nóng lâu hơn
Tiếp đó, tiến hành thoa các sản phẩm giúp lành da nhanh như: thuốc mỡ kháng sinh, hoặc các loại thuốc giảm đau theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Với cách làm này sẽ giúp cho vùng da bị bỏng giảm đau rát hiệu quả
Còn đối với vết bỏng có diện tích lớn hơn, xuất hiện các mụn nước, sưng đỏ thì việc ngâm vùng da bỏng trong nước lạnh với thời gian dài hơn sẽ giúp giảm nhiệt tốt
Sau khi tiến hành bôi thuốc thì người bị bỏng có thể nhờ sự hỗ trợ của người thân để băng vết bỏng lại bằng gạc y tế không dính, tránh để vết thương nhiễm trùng
Thường xuyên kiểm tra mức độ của vết bỏng, tuy nhiên, trước khi gỡ băng gạc y tế ra cần đảm bảo việc rửa tay sạch sẽ
Không nên gãi, bóc da từ vết bỏng, hoặc dùng các vật dụng khác như kéo cắt vết phồng rộp, vì việc làm này sẽ làm tăng nguy cơ khiến vết thương nặng hơn
Trường hợp của tai nạn bỏng còn có thể xuất hiện một số dấu hiệu như: lớp da chuyển màu trắng hoặc cháy xém, có các nốt phỏng nước lớn… ít gây cảm giác đau đớn, tuy nhiên vùng da lại bị tổn thương nghiêm trọng
Đối với mức độ bỏng nặng này, người bị bỏng không nên bôi bất cứ loại thuốc nào lên vết thương. Cách tốt nhất là đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời
Trong quá trình di chuyển đến các cơ sở y tế cần che vết thương lại để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn
Các trường hợp khác như: bỏng do hóa chất, cần cởi bỏ các vật dụng có dính hóa chất trên người, không tự ý sử dụng các loại chất bôi, vì nó sẽ gây ra những phản ứng hóa chất không ngờ tới
Hay bỏng điện do các đồ điện trong gia đình bị rò rỉ thì việc làm cần thiết nhất là dùng các vật cách điện như: cây khô, gậy nhựa… ngắt nguồn điện
Sau đó, nhanh chóng đưa người bị bỏng đến ngay bệnh viện để tránh các tổn thương nghiêm trọng tới nội tạng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét