Ban đầu, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì tình trạng giá dầu sụt giảm nghiêm trọng như hiện nay bắt nguồn từ cuộc chiến về giá giữa Saudi Arabia với Nga. Nhưng thực tế đánh giá trên không hoàn toàn chính xác, lý do chính có lẽ phải là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến nhu cầu năng lượng xuống mức rất thấp. Trong tình cảnh này, các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới thuộc OPEC cùng những đối tác đã quyết định có động thái cứng rắn đó là cắt giảm sản lượng với mong muốn sẽ đẩy được giá lên. Nhưng có vẻ như bất chấp đã có thỏa thuận OPEC +, Saudi Arabia vẫn không tuân thủ một cách nghiêm túc, điều đó khiến đồng minh số 1 của họ là Mỹ cảm thấy không hài lòng và cảnh báo sẽ có hành động cứng rắn để buộc Riyadh phải đi vào quỹ đạo. Được biết Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với Thái tử Saudi Arabia, Mohammed bin Salman Al Saud đã nói rằng Washington sẽ rút quân khỏi vương quốc nếu họ không giảm sản lượng dầu. Giới truyền thông nhấn mạnh rằng Thái tử Saudi Arabia cảm thấy rất bất ngờ trước tối hậu thư do Tổng thống Mỹ đặt ra, ông đã yêu cầu các trợ lý của mình rời khỏi phòng để thảo luận về chủ đề này một cách riêng tư. Trong cuộc trò chuyện, Riyadh được thông báo rằng nếu không giảm sản lượng dầu, Nhà Trắng sẽ không thể ngăn cản Quốc hội Mỹ đưa ra các hạn chế chống lại vương quốc này, từ đó có thể kéo theo sự rút quân của họ. Sau đó Tổng thống Trump thừa nhận ông không nên nói điều này, bởi vìSaudi Arabiacũng đang gặp phải vấn đề liên quan đến tình hình giá dầu thấp. Tuy vậy, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Dan Bruyett lại xác nhận rằng Washington có quyền sử dụng bất kỳ phương tiện nào để bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ, bao gồm cả việc hỗ trợ quân sự tùy thuộc vào sự đáp ứng các yêu cầu từ phía Riyadh. Trước đó, các nước OPEC + đã có thể đồng ý về việc cắt giảm sản lượng dầu, dẫn tới sự sụt giảm tích lũy trong quá trình sản xuất "vàng đen". Cụ thể, trong tháng 5 - tháng 6, giảm 9,7 triệu thùng mỗi ngày, từ tháng 7 đến tháng 12 - giảm 7,7 triệu thùng mỗi ngày và vào tháng 1 năm 2021 - tháng 4 năm 2022 - giảm 5,8 triệu thùng mỗi ngày . Reuters cũng đã đưa tin trước đó rằng Matxcơva và Riyadh có thể đồng ý về việc giảm đáng kể sản lượng dầu mà không có sự tham gia của Mỹ. Đồng thời Phó Chủ tịch của tập đoàn Lukoil, ông Leonid Fedun nói rằng thỏa thuận mới của OPEC + đã trở thành điều xấu hổ đối với Nga, gọi đó là sự tương tự của thỏa thuận hòa bình Brest cho những người Bolshevik. Đổi lại, Riyadh gần đây tuyên bố rằng mình đã sẵn sàng thực hiện các biện pháp bổ sung cùng với các đối tác của OPEC + để cân bằng thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020
[ẢNH] Mỹ bất ngờ gửi tối hậu thư sắc lạnh tới Saudi Arabia về vấn đề dầu mỏ
Ban đầu, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì tình trạng giá dầu sụt giảm nghiêm trọng như hiện nay bắt nguồn từ cuộc chiến về giá giữa Saudi Arabia với Nga.
Nhưng thực tế đánh giá trên không hoàn toàn chính xác, lý do chính có lẽ phải là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến nhu cầu năng lượng xuống mức rất thấp.
Trong tình cảnh này, các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới thuộc OPEC cùng những đối tác đã quyết định có động thái cứng rắn đó là cắt giảm sản lượng với mong muốn sẽ đẩy được giá lên.
Nhưng có vẻ như bất chấp đã có thỏa thuận OPEC +, Saudi Arabia vẫn không tuân thủ một cách nghiêm túc, điều đó khiến đồng minh số 1 của họ là Mỹ cảm thấy không hài lòng và cảnh báo sẽ có hành động cứng rắn để buộc Riyadh phải đi vào quỹ đạo.
Được biết Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với Thái tử Saudi Arabia, Mohammed bin Salman Al Saud đã nói rằng Washington sẽ rút quân khỏi vương quốc nếu họ không giảm sản lượng dầu.
Giới truyền thông nhấn mạnh rằng Thái tử Saudi Arabia cảm thấy rất bất ngờ trước tối hậu thư do Tổng thống Mỹ đặt ra, ông đã yêu cầu các trợ lý của mình rời khỏi phòng để thảo luận về chủ đề này một cách riêng tư.
Trong cuộc trò chuyện, Riyadh được thông báo rằng nếu không giảm sản lượng dầu, Nhà Trắng sẽ không thể ngăn cản Quốc hội Mỹ đưa ra các hạn chế chống lại vương quốc này, từ đó có thể kéo theo sự rút quân của họ.
Sau đó Tổng thống Trump thừa nhận ông không nên nói điều này, bởi vìSaudi Arabiacũng đang gặp phải vấn đề liên quan đến tình hình giá dầu thấp.
Tuy vậy, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Dan Bruyett lại xác nhận rằng Washington có quyền sử dụng bất kỳ phương tiện nào để bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ, bao gồm cả việc hỗ trợ quân sự tùy thuộc vào sự đáp ứng các yêu cầu từ phía Riyadh.
Trước đó, các nước OPEC + đã có thể đồng ý về việc cắt giảm sản lượng dầu, dẫn tới sự sụt giảm tích lũy trong quá trình sản xuất "vàng đen".
Cụ thể, trong tháng 5 - tháng 6, giảm 9,7 triệu thùng mỗi ngày, từ tháng 7 đến tháng 12 - giảm 7,7 triệu thùng mỗi ngày và vào tháng 1 năm 2021 - tháng 4 năm 2022 - giảm 5,8 triệu thùng mỗi ngày .
Reuters cũng đã đưa tin trước đó rằng Matxcơva và Riyadh có thể đồng ý về việc giảm đáng kể sản lượng dầu mà không có sự tham gia của Mỹ.
Đồng thời Phó Chủ tịch của tập đoàn Lukoil, ông Leonid Fedun nói rằng thỏa thuận mới của OPEC + đã trở thành điều xấu hổ đối với Nga, gọi đó là sự tương tự của thỏa thuận hòa bình Brest cho những người Bolshevik.
Đổi lại, Riyadh gần đây tuyên bố rằng mình đã sẵn sàng thực hiện các biện pháp bổ sung cùng với các đối tác của OPEC + để cân bằng thị trường dầu mỏ toàn cầu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét