Nord Stream 2 là một dự án xây dựng đường ống xuất khẩu khí gas tự nhiên đầy tham vọng, dòng chảy khí đốt sẽ đi từ Nga sang Đức thông qua tuyến đường chạy ngầm dưới biển Baltic. Tổng chi phí cho công trình ước tính khoảng 10 tỷ euro, trong đó tập đoàn Gazprom của Nga là chủ đầu tư chính. Ngoài ra còn có sự tham gia của 5 tập đoàn châu Âu, trong đó có hai hãng của Đức và một hãng của Pháp là Engie. Thế nhưng từ vài năm nay dự án Nord Stream 2 trở thành tâm điểm chỉ trích của Mỹ, Washington cáo buộc rằng Nga đang dùng quân bài năng lượng làm vũ khí để các nước châu Âu phụ thuộc vào mình. Trong danh sách phản đối còn có Ba Lan, Warsaw nhấn mạnh đến yếu tố sự lệ thuộc vào Nga đã tăng dần và điều này sẽ gây hại cho việc trung chuyển khí đốt qua ngả Ukraine, tức là làm suy yếu vị thế của Ukraine đối với Nga. Trong diễn biến gần đây, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt lên dự án Nord Stream 2, đe dọa sẽ có biện pháp nặng nề trả đũa những công ty tham gia chương trình, điều đó đã dẫn tới sự đình trệ. Rắc rối lại tiếp tục đến với Nga khi Ba Lan cho rằng nếu công ty PGNiG của họ không nhận được tiền từ tập đoàn Gazprom do quyết định của Tòa trọng tài Stockholm thì Warsaw sẽ có hành động cứng rắn. Warsaw không loại trừ việc tịch thu tài sản thuộc dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2. Điều này đã được nêu trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của Thứ trưởng Bộ Tài sản Nhà nước Ba Lan, ông Janusz Kowalski. Quan chức Ba Lan tự tin cho rằng Warsaw phải làm chính xác như công ty Naftogaz Ukrainy của Ukraine, khi Tòa trọng tài Stockholm đã phán quyết trao cho họ 3 tỷ USD. Ngoài ra công ty PGNiG có tất cả các công cụ pháp lý để thu hồi 6 tỷ Zlotys từ tập đoàn Gazprom (khoảng 1,5 tỷ USD), được cho là thuộc về Ba Lan theo hợp đồng Yamal. Trước tình hình trên, xuất hiện ý kiến rằng Ba Lan phải từ bỏ bất kỳ nhượng bộ nào đối với Nga và làm chậm quá trình hoàn thành đường ống dẫn khí Nord Stream 2. "Thứ nhất, nếu Nga vẫn không tuân thủ phán quyết, cần phải thu giữ cổ phần của các công ty Nord Stream và Nord Stream 2, nó cũng có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc triển khai dự án Nord Stream 2". "Thứ hai, nhất thiết phải loại trừ mọi nhượng bộ đối với tập đoàn Gazprom liên quan đến việc thu hồi 6 tỷ Zlotys của chúng tôi", Bộ trưởng Kowalski khẳng định. Trước đó ông Kovalsky nói rằng Gazprom không tuân thủ các quy định của hợp đồng Yamal cũng như phán quyết của Tòa trọng tài ở Stockholm, nơi thiết lập một công thức mới để định giá khí đốt. Ba Lan tiếp tục nhận được hóa đơn từ các đối tác Nga với giá thành tính bằng công thức định giá cũ. Do đó họ đã nói với thế giới rằng Gazprom được hưởng "vị thế thống trị thị trường". Cần lưu ý rằng Ba Lan thực sự có thể nhận ra các mối đe dọa của họ, do "tính linh hoạt" của công lý phương Tây, Warsaw sẽ nhận sự hậu thuẫn rất lớn từ các đồng minh. Ví dụ trường hợp quyết định của Tòa trọng tài Stockholm có lợi cho Ukraine. Gazprom đã buộc phải trả cho Kiev gần 3 tỷ USD. Nếu không tập đoàn Nga đã bị thu giữ các tài sản châu Âu để trả nợ cho vụ kiện của Ukraine. Các tuyên bố của PGNiG Ba Lan một lần nữa chứng minh rằng cuộc đấu tranh cho thị trường năng lượng châu Âu chỉ mới bắt đầu và còn nhiều diễn biến khó lường ở phía trước.
Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020
[ẢNH] Ba Lan cảnh báo tịch thu tài sản của Nga trong dự án Nord Stream 2
Nord Stream 2 là một dự án xây dựng đường ống xuất khẩu khí gas tự nhiên đầy tham vọng, dòng chảy khí đốt sẽ đi từ Nga sang Đức thông qua tuyến đường chạy ngầm dưới biển Baltic.
Tổng chi phí cho công trình ước tính khoảng 10 tỷ euro, trong đó tập đoàn Gazprom của Nga là chủ đầu tư chính. Ngoài ra còn có sự tham gia của 5 tập đoàn châu Âu, trong đó có hai hãng của Đức và một hãng của Pháp là Engie.
Thế nhưng từ vài năm nay dự án Nord Stream 2 trở thành tâm điểm chỉ trích của Mỹ, Washington cáo buộc rằng Nga đang dùng quân bài năng lượng làm vũ khí để các nước châu Âu phụ thuộc vào mình.
Trong danh sách phản đối còn có Ba Lan, Warsaw nhấn mạnh đến yếu tố sự lệ thuộc vào Nga đã tăng dần và điều này sẽ gây hại cho việc trung chuyển khí đốt qua ngả Ukraine, tức là làm suy yếu vị thế của Ukraine đối với Nga.
Trong diễn biến gần đây, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt lên dự án Nord Stream 2, đe dọa sẽ có biện pháp nặng nề trả đũa những công ty tham gia chương trình, điều đó đã dẫn tới sự đình trệ.
Rắc rối lại tiếp tục đến với Nga khi Ba Lan cho rằng nếu công ty PGNiG của họ không nhận được tiền từ tập đoàn Gazprom do quyết định của Tòa trọng tài Stockholm thì Warsaw sẽ có hành động cứng rắn.
Warsaw không loại trừ việc tịch thu tài sản thuộc dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2. Điều này đã được nêu trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của Thứ trưởng Bộ Tài sản Nhà nước Ba Lan, ông Janusz Kowalski.
Quan chức Ba Lan tự tin cho rằng Warsaw phải làm chính xác như công ty Naftogaz Ukrainy của Ukraine, khi Tòa trọng tài Stockholm đã phán quyết trao cho họ 3 tỷ USD.
Ngoài ra công ty PGNiG có tất cả các công cụ pháp lý để thu hồi 6 tỷ Zlotys từ tập đoàn Gazprom (khoảng 1,5 tỷ USD), được cho là thuộc về Ba Lan theo hợp đồng Yamal.
Trước tình hình trên, xuất hiện ý kiến rằng Ba Lan phải từ bỏ bất kỳ nhượng bộ nào đối với Nga và làm chậm quá trình hoàn thành đường ống dẫn khí Nord Stream 2.
"Thứ nhất, nếu Nga vẫn không tuân thủ phán quyết, cần phải thu giữ cổ phần của các công ty Nord Stream và Nord Stream 2, nó cũng có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc triển khai dự án Nord Stream 2".
"Thứ hai, nhất thiết phải loại trừ mọi nhượng bộ đối với tập đoàn Gazprom liên quan đến việc thu hồi 6 tỷ Zlotys của chúng tôi", Bộ trưởng Kowalski khẳng định.
Trước đó ông Kovalsky nói rằng Gazprom không tuân thủ các quy định của hợp đồng Yamal cũng như phán quyết của Tòa trọng tài ở Stockholm, nơi thiết lập một công thức mới để định giá khí đốt.
Ba Lan tiếp tục nhận được hóa đơn từ các đối tác Nga với giá thành tính bằng công thức định giá cũ. Do đó họ đã nói với thế giới rằng Gazprom được hưởng "vị thế thống trị thị trường".
Cần lưu ý rằng Ba Lan thực sự có thể nhận ra các mối đe dọa của họ, do "tính linh hoạt" của công lý phương Tây, Warsaw sẽ nhận sự hậu thuẫn rất lớn từ các đồng minh.
Ví dụ trường hợp quyết định của Tòa trọng tài Stockholm có lợi cho Ukraine. Gazprom đã buộc phải trả cho Kiev gần 3 tỷ USD. Nếu không tập đoàn Nga đã bị thu giữ các tài sản châu Âu để trả nợ cho vụ kiện của Ukraine.
Các tuyên bố của PGNiG Ba Lan một lần nữa chứng minh rằng cuộc đấu tranh cho thị trường năng lượng châu Âu chỉ mới bắt đầu và còn nhiều diễn biến khó lường ở phía trước.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét