Không gây ồn ào cũng như thu hút nhiều sự chú ý, tuy nhiên tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của hải quân Pháp đã bất ngờ xuất hiện trên biển Địa Trung Hải, ngay sát bờ biển Syria. Việc hải quân Pháp đưa chiến hạm mạnh nhất của mình tới Syria trong lúc tình hình chiến sự tại tỉnh Idlib đang diễn ra hết sức căng thẳng đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế. Theo báo cáo, lộ trình của tàu sân bay Charles de Gaulle cho thấy nó có ý định áp sát các căn cứ quân sự của Nga ở Syria, điều này rõ ràng cho thấy nỗ lực của Paris nhằm gây sức ép lên Matxcơva. Hiện tại tàu sân bay Pháp nằm cách bờ biển Syria chưa đầy 100 km, và cách khoảng 60 km so với lãnh hải của Cộng hòa Ảrập, điều này gây ra mối đe dọa rất lớn, đặc biệt khi xem xét tới 40 phi cơ trên boong tàu sân bay. Số lượng chiến đấu cơ tiên tiến trên tàu sân bay Pháp nhiều hơn đáng kể so với toàn bộ lực lượng tác chiến của không quân Nga đang đứng chân tại căn cứ Hmeimim. Các chuyên gia phân tích rằng sự xuất hiện của tàu sân bay Pháp ở phần phía Đông của Biển Địa Trung Hải có thể gây ra sự uy hiếp trực tiếp và nghiêm trọng chống lại Nga và Syria. Pháp luôn phản đối mạnh mẽ việc khôi phục quyền kiểm soát tỉnh Idlib của quân đội Syria và vào năm 2018, họ thậm chí đã tham gia vào việc tấn công lãnh thổ của nước cộng hòa Ảrập. Mặc dù thiếu tuyên bố chính thức, các nhà phân tích nói rằng Nga có thể "gửi một lời chào đón nồng nhiệt và bất ngờ", ví dụ điều động máy bay ném bom đến khu vực tàu chiến Pháp đang neo đậu hoặc cho tàu ngầm áp sát. Charles de Gaulle hiện là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới không thuộc hải quân Mỹ. Tàu được khởi đóng ngày 3-2-1986, hạ thủy ngày 14-4-1989 và chính thức vào biên chế hải quân Pháp ngày 18-5-2001. Chiếc Charles de Gaulle có thiết kế khí động học tương tự tàu sân bay lớp Nimitz nhưng ngắn hơn và lượng giãn nước thấp hơn với chiều dài 261,5 m; chiều rộng 64,36 m; mớn nước 9,34 m; lượng giãn nước đầy tải 42.000 tấn. Tàu được trang bị hệ thống phóng hơi nước Type C13 của Mỹ, đường băng dài 195 m, tần suất phóng máy bay 1 chiếc/phút, phần đường băng được kéo dài thêm khoảng 4,4 m để máy bay AWACS E-2C Hawkeye có thể cất hạ cánh. Tàu sân bay Charles de Gaulle có khả năng mang theo 40 máy bay gồm tiêm kích hạm Rafale-M và Super Etendard; 3 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-2C Hawkeye, trực thăng AS-565 Panther hoặc NH-90. Ngoài ra, tàu còn có hệ thống phòng vệ khá mạnh với 32 tên lửa hạm đối không Aster-15 tầm bắn 30 km, 12 tên lửa vác vai Mistral và 8 pháo tự động cỡ 20 mm. Tàu được trang bị tổ hợp quản lý chiến đấu Senit tối tân. Hệ thống động lực gồm 2 lò phản ứng hạt nhân PWR Type K15 công suất 150 MW (hoạt động liên tục được 20 - 25 năm), 4 máy phát điện diesel, cho tốc độ tối đa 27 hải lý/h (50 km/h). Thủy thủ đoàn của Charles De Gaulle vào khoảng 1.200 người. Ngoài ra tàu còn có thể chứa thêm 800 lính thủy đánh bộ trong các chiến dịch đổ bộ đường biển.
Không gây ồn ào cũng như thu hút nhiều sự chú ý, tuy nhiên tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của hải quân Pháp đã bất ngờ xuất hiện trên biển Địa Trung Hải, ngay sát bờ biển Syria.
Việc hải quân Pháp đưa chiến hạm mạnh nhất của mình tới Syria trong lúc tình hình chiến sự tại tỉnh Idlib đang diễn ra hết sức căng thẳng đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế.
Theo báo cáo, lộ trình của tàu sân bay Charles de Gaulle cho thấy nó có ý định áp sát các căn cứ quân sự của Nga ở Syria, điều này rõ ràng cho thấy nỗ lực của Paris nhằm gây sức ép lên Matxcơva.
Hiện tại tàu sân bay Pháp nằm cách bờ biển Syria chưa đầy 100 km, và cách khoảng 60 km so với lãnh hải của Cộng hòa Ảrập, điều này gây ra mối đe dọa rất lớn, đặc biệt khi xem xét tới 40 phi cơ trên boong tàu sân bay.
Số lượng chiến đấu cơ tiên tiến trên tàu sân bay Pháp nhiều hơn đáng kể so với toàn bộ lực lượng tác chiến của không quân Nga đang đứng chân tại căn cứ Hmeimim.
Các chuyên gia phân tích rằng sự xuất hiện của tàu sân bay Pháp ở phần phía Đông của Biển Địa Trung Hải có thể gây ra sự uy hiếp trực tiếp và nghiêm trọng chống lại Nga và Syria.
Pháp luôn phản đối mạnh mẽ việc khôi phục quyền kiểm soát tỉnh Idlib của quân đội Syria và vào năm 2018, họ thậm chí đã tham gia vào việc tấn công lãnh thổ của nước cộng hòa Ảrập.
Mặc dù thiếu tuyên bố chính thức, các nhà phân tích nói rằng Nga có thể "gửi một lời chào đón nồng nhiệt và bất ngờ", ví dụ điều động máy bay ném bom đến khu vực tàu chiến Pháp đang neo đậu hoặc cho tàu ngầm áp sát.
Charles de Gaulle hiện là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới không thuộc hải quân Mỹ. Tàu được khởi đóng ngày 3-2-1986, hạ thủy ngày 14-4-1989 và chính thức vào biên chế hải quân Pháp ngày 18-5-2001.
Chiếc Charles de Gaulle có thiết kế khí động học tương tự tàu sân bay lớp Nimitz nhưng ngắn hơn và lượng giãn nước thấp hơn với chiều dài 261,5 m; chiều rộng 64,36 m; mớn nước 9,34 m; lượng giãn nước đầy tải 42.000 tấn.
Tàu được trang bị hệ thống phóng hơi nước Type C13 của Mỹ, đường băng dài 195 m, tần suất phóng máy bay 1 chiếc/phút, phần đường băng được kéo dài thêm khoảng 4,4 m để máy bay AWACS E-2C Hawkeye có thể cất hạ cánh.
Tàu sân bay Charles de Gaulle có khả năng mang theo 40 máy bay gồm tiêm kích hạm Rafale-M và Super Etendard; 3 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-2C Hawkeye, trực thăng AS-565 Panther hoặc NH-90.
Ngoài ra, tàu còn có hệ thống phòng vệ khá mạnh với 32 tên lửa hạm đối không Aster-15 tầm bắn 30 km, 12 tên lửa vác vai Mistral và 8 pháo tự động cỡ 20 mm.
Tàu được trang bị tổ hợp quản lý chiến đấu Senit tối tân. Hệ thống động lực gồm 2 lò phản ứng hạt nhân PWR Type K15 công suất 150 MW (hoạt động liên tục được 20 - 25 năm), 4 máy phát điện diesel, cho tốc độ tối đa 27 hải lý/h (50 km/h).
Thủy thủ đoàn của Charles De Gaulle vào khoảng 1.200 người. Ngoài ra tàu còn có thể chứa thêm 800 lính thủy đánh bộ trong các chiến dịch đổ bộ đường biển.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét