Kim Tượng là giải thưởng nổi tiếng nhất của điện ảnh Hồng Kông và là một trong ba giải thưởng uy tín của điện ảnh Hoa ngữ và châu Á (cùng với giải Kim Kê và Kim Mã)
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong ngày 12-2, ban tổ chức đã công bố danh sách để cử qua email và các phương tiện truyền thông thay vì mở một cuộc họp báo chính thức. Ngoài ra, lễ trao giải dự kiến diễn vào ngày 19-4 đã phải lùi sang tháng 5 và chuyển sang hình thức ghi hình rồi phát sóng
Trong số những cái tên có mặt trong “bảng vàng” của Kim Tượng 2020, bộ phim "Em của thời niên thiếu" thu hút không ít sự chú ý từ truyền thông và công chúng khi thắng lớn với 12 đề cử ở nhiều hạng mục quan trọng
Cụ thể, "Em của thời niên thiếu" lọt danh sách để cử "Phim xuất sắc nhất" cạnh tranh cùng với những ứng cử viên "nặng đô" như: Thúc thúc, Hoa tiêu chi vị, Mạch lộ nhân, Tân vua hài kịch. Đạo diễn của bộ phim là Tăng Quốc Cường cũng xuất hiện trong đề cử "Đạo diễn xuất sắc nhất"
Châu Đông Vũ với màn hóa thân thành nữ sinh Trần Niệm trong "Em của thời niên thiếu" được gọi tên ở hạng mục "Nữ chính xuất sắc nhất" (Ảnh hậu). Nam chính Bắc Dã cũng giúp Dịch Dương Thiên Tỉ xuất hiện trong danh sách đề cử "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" (Ảnh đế) và "Diễn viên mới xuất sắc nhất"
Ngoài ra, bộ phim còn được đề cử ở nhiều hạng mục như: Biên kịch xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất, Edit phim xuất sắc nhất, Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất, Thiết kế tạo hình và trang phục xuất sắc nhất, OST hay nhất,...
Tuy nhiên, trước khi "phủ sóng" ở nhiều đề cử của giải Kim Tượng 2020, "Em của thời niên thiếu" đã vấp phải nhiều tranh cãi do nguyên tác bị gắn mác "đạo phẩm"
Nguyên tác của bộ phim là tiểu thuyết "Thời niên thiếu tươi đẹp ấy" của Cửu Nguyệt Hi với nội dung xoay quanh cuộc đời của cô nữ sinh Trần Niệm (Châu Đông Vũ) và đứa trẻ cá biệt Bắc Dã (Dịch Dương Thiên Tỉ). Qua đó, tác phẩm khắc họa chân thực một bức tranh có phần tăm tối, u buồn, đau đớn, ám ảnh của bạo lực học đường
Đáng nói khi mới ra mắt, tiểu thuyết "Thời niên thiếu tươi đẹp ấy" của Cửu Nguyệt Hi đã bị dính phốt đạo văn khi nội dung truyện khiến người đọc "thương nhớ" tới nhiều tác phẩm của "ông vua trinh thám" Nhật Bản - Higashino Keigo. Cụ thể, nhiều câu thoại và cảnh cuối của hai nhân vật chính được "mượn" trong "Bạch dạ hành", cảnh bạo lực học đường ăn theo "Ác ý", nhiều tình tiết được "xào nấu" từ "Phía sau nghi can X"
Sau đó, thành công của bộ phim "Em của thời niên thiếu" đã khiến nghi án đạo nhái của Cửu Nguyệt Hi một lần nữa dậy sóng, gây ra nhiều luồng ý kiến trái nhiều. Một bộ phận khán giả cho rằng, nếu ủng hộ phim thì chẳng khác nào cổ xúy đạo văn. Họ kêu gọi người hâm mộ đừng mù quáng lấp liếm cái sai của Cửu Nguyệt Hi và nguyên tác bằng nhiều lý do thuyết phục
Ngược lại, một số khác thì cho rằng so với nguyên tác, phim điện ảnh đã được thay đổi rất nhiều, phim và tiểu thuyết là độc lập với nhau. Hay, xem phim để ủng hộ diễn viên là lý do được nhiều khán giả đưa ra để bảo vệ lập luận của mình
Được chuyển thể từ bộ truyện tranh nổi tiếng Nhật Bản của tác giả Akira Toriyama, "Bảy viên ngọc rồng" (Dragonball: Evolution) ra mắt công chúng vào năm 2009 đã nhanh chóng trở thành "cơn ác mộng" khó quên trong lịch sử phim chuyển thể
Bộ phim được quảng bá rầm rộ là siêu phẩm kết hợp giữa công nghệ Hollywood và tinh thần châu Á, đến mức tạp chí Entertainment Weekly danh tiếng của Mỹ đã xếp "Dragonball: Evolution" vào danh sách “Phim được chờ đợi nhất trong năm 2009”
Tuy nhiên, bộ phim khi công chiếu đã gây nhiều thất vọng, đặc biệt là ở thị trường châu Á. Giới phê bình chỉ trích bộ phim đã bị "Tây hóa" quá mức, kịch bản "vụn", lời thoại của phim bị chê là khá tệ, giá trị cốt lõi của nguyên tác bị phá tan tành, điểm chỉ đạt 2,6/10
Thứ "vớt vát" lại chút "mặt mũi" cho bộ phim có lẽ là những pha võ thuật ác liệt và kỹ xảo đẹp mắt. Còn lại, phần đông khán giả đều hi vọng, sau này nếu Hollywood có dự án chuyển thể từ manga nào thì đừng đi theo "vết xe đổ" của "Dragonball: Evolution"
Nằm trong top những bộ phim chuyển thể gây nhiều tranh cãi, "Hồi ức của một Geisha" (Memoirs of a Geisha) của đạo diễn Rob Marshall có số phận vô cùng đặc biệt
Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Arthur Golden được xuất bản năm 1997. Truyện xoay quanh cuộc đời của một kỹ nữ (Geisha) ở Kyoto, Nhật Bản trong bối cảnh trước và sau Thế chiến thứ 2
Cuốn sách ngay khi vừa ra mắt đã gây được tiếng vang lớn và trở thành hiện tượng toàn cầu khi bán được hơn 4 triệu bản và được dịch ra hơn 30 thứ tiếng. Năm 2005, thông tin "Hồi ức của một Geisha" được chuyển thể đã khiến nhiều người hâm mô vô cùng kì vọng
Không để các fan nguyên tác phải thất vọng, "Hồi ức của một Geisha" khi mới ra mắt với sự tham gia của những tên tuổi hàng đầu châu Á như Chương Tử Di, Củng Lợi đã gặt hái được nhiều thành công. Bộ phim đã thắng ba trên sáu giải Oscar bao gồm: Quay phim xuất sắc nhất, Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất và Phục trang xuất sắc nhất
Dù thắng lớn trên đấu trường quốc tế nhưng "Hồi ức của một Geisha" lại nhận về không ít ý kiến trái chiều, đặc biệt ở Trung Quốc. Do công chúng Đại lục lúc bấy giờ phản đối gay gắt việc Chương Tử Di và Củng Lợi đóng vai Geisha vì hình ảnh nữ diễn viên Trung Quốc phục vụ khách Nhật Bản trong phim khiến họ nhớ lại nỗi đau của hàng ngàn phụ nữ Trung Quốc từng bị lính Nhật bắt làm nô lệ tình dục trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Lo ngại bộ phim sẽ làm dấy lên phản ứng bài Nhật trong công chúng, chính phủ Trung Quốc đã ra quyết định cấm chiếu vĩnh viễn "Hồi ức của một Geisha" trên đất nước này
"Lolita" (phiên bản 1962 và 1997) là bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Vladimir Nabokov xuất bản năm 1955 tại Pháp. Bộ phim là một trong những trường hợp phim chuyển thể khiến báo chí phải hao tổn nhiều giấy mực
Chính nguyên tác của bộ phim cũng từng nhận nhiều phản đối vì mang nội dung gây tranh cãi về mối tình không chính thống giữa Humbert - một người đàn ông trung niên bị ám ảnh tình dục với Dolores Haze 12 tuổi (con riêng của vợ, được hắn gọi là "Lolita"). Thời điểm ra sách, "Lolita" bị gắn mác là tác phẩm cổ xúy cho ấu dâm. Thậm chí, tại Pháp, sách bị thu hồi lại và coi là văn hóa phẩm đồi trụy
Tại phiên bản Lolita (1997) của đạo diễn Adryan Lyne còn gây tranh cãi khi ra mắt cùng thời điểm Tổng thống Clinton ban hành đạo luật về việc chỉnh sửa, ghép mặt trẻ em vào các phim khiêu dâm
Hơn nữa, nữ diễn viên Dominique Swain (1980) đóng Lolita cũng mới chỉ 15 tuổi. Trong khi, bạn diễn Jeremy Irons (1948) hơn cô 32 tuổi. Điều này làm dấy lên nhiều tranh cãi về việc lạm dụng trẻ em đóng những cảnh phim nhạy cảm
Dù được đánh giá cao về chuyên môn nghệ thuật cũng như nội dung giàu tính nhân văn, tuy nhiên "Lolita" vẫn là tác phẩm khó tiếp cận với đa số công chúng. Đặc biệt, tác phẩm khi vượt qua khỏi phạm vi nghệ thuật thì có khả năng truyền đạt yếu tố suy đồi đạo đức trong bối cảnh ấu dâm đang là vấn nạn bức bối
Kim Tượng là giải thưởng nổi tiếng nhất của điện ảnh Hồng Kông và là một trong ba giải thưởng uy tín của điện ảnh Hoa ngữ và châu Á (cùng với giải Kim Kê và Kim Mã)
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong ngày 12-2, ban tổ chức đã công bố danh sách để cử qua email và các phương tiện truyền thông thay vì mở một cuộc họp báo chính thức. Ngoài ra, lễ trao giải dự kiến diễn vào ngày 19-4 đã phải lùi sang tháng 5 và chuyển sang hình thức ghi hình rồi phát sóng
Cụ thể, "Em của thời niên thiếu" lọt danh sách để cử "Phim xuất sắc nhất" cạnh tranh cùng với những ứng cử viên "nặng đô" như: Thúc thúc, Hoa tiêu chi vị, Mạch lộ nhân, Tân vua hài kịch. Đạo diễn của bộ phim là Tăng Quốc Cường cũng xuất hiện trong đề cử "Đạo diễn xuất sắc nhất"
Châu Đông Vũ với màn hóa thân thành nữ sinh Trần Niệm trong "Em của thời niên thiếu" được gọi tên ở hạng mục "Nữ chính xuất sắc nhất" (Ảnh hậu). Nam chính Bắc Dã cũng giúp Dịch Dương Thiên Tỉ xuất hiện trong danh sách đề cử "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" (Ảnh đế) và "Diễn viên mới xuất sắc nhất"
Ngoài ra, bộ phim còn được đề cử ở nhiều hạng mục như: Biên kịch xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất, Edit phim xuất sắc nhất, Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất, Thiết kế tạo hình và trang phục xuất sắc nhất, OST hay nhất,...
Tuy nhiên, trước khi "phủ sóng" ở nhiều đề cử của giải Kim Tượng 2020, "Em của thời niên thiếu" đã vấp phải nhiều tranh cãi do nguyên tác bị gắn mác "đạo phẩm"
Nguyên tác của bộ phim là tiểu thuyết "Thời niên thiếu tươi đẹp ấy" của Cửu Nguyệt Hi với nội dung xoay quanh cuộc đời của cô nữ sinh Trần Niệm (Châu Đông Vũ) và đứa trẻ cá biệt Bắc Dã (Dịch Dương Thiên Tỉ). Qua đó, tác phẩm khắc họa chân thực một bức tranh có phần tăm tối, u buồn, đau đớn, ám ảnh của bạo lực học đường
Đáng nói khi mới ra mắt, tiểu thuyết "Thời niên thiếu tươi đẹp ấy" của Cửu Nguyệt Hi đã bị dính phốt đạo văn khi nội dung truyện khiến người đọc "thương nhớ" tới nhiều tác phẩm của "ông vua trinh thám" Nhật Bản - Higashino Keigo. Cụ thể, nhiều câu thoại và cảnh cuối của hai nhân vật chính được "mượn" trong "Bạch dạ hành", cảnh bạo lực học đường ăn theo "Ác ý", nhiều tình tiết được "xào nấu" từ "Phía sau nghi can X"
Sau đó, thành công của bộ phim "Em của thời niên thiếu" đã khiến nghi án đạo nhái của Cửu Nguyệt Hi một lần nữa dậy sóng, gây ra nhiều luồng ý kiến trái nhiều. Một bộ phận khán giả cho rằng, nếu ủng hộ phim thì chẳng khác nào cổ xúy đạo văn. Họ kêu gọi người hâm mộ đừng mù quáng lấp liếm cái sai của Cửu Nguyệt Hi và nguyên tác bằng nhiều lý do thuyết phục
Ngược lại, một số khác thì cho rằng so với nguyên tác, phim điện ảnh đã được thay đổi rất nhiều, phim và tiểu thuyết là độc lập với nhau. Hay, xem phim để ủng hộ diễn viên là lý do được nhiều khán giả đưa ra để bảo vệ lập luận của mình
Được chuyển thể từ bộ truyện tranh nổi tiếng Nhật Bản của tác giả Akira Toriyama, "Bảy viên ngọc rồng" (Dragonball: Evolution) ra mắt công chúng vào năm 2009 đã nhanh chóng trở thành "cơn ác mộng" khó quên trong lịch sử phim chuyển thể
Bộ phim được quảng bá rầm rộ là siêu phẩm kết hợp giữa công nghệ Hollywood và tinh thần châu Á, đến mức tạp chí Entertainment Weekly danh tiếng của Mỹ đã xếp "Dragonball: Evolution" vào danh sách “Phim được chờ đợi nhất trong năm 2009”
Tuy nhiên, bộ phim khi công chiếu đã gây nhiều thất vọng, đặc biệt là ở thị trường châu Á. Giới phê bình chỉ trích bộ phim đã bị "Tây hóa" quá mức, kịch bản "vụn", lời thoại của phim bị chê là khá tệ, giá trị cốt lõi của nguyên tác bị phá tan tành, điểm chỉ đạt 2,6/10
Thứ "vớt vát" lại chút "mặt mũi" cho bộ phim có lẽ là những pha võ thuật ác liệt và kỹ xảo đẹp mắt. Còn lại, phần đông khán giả đều hi vọng, sau này nếu Hollywood có dự án chuyển thể từ manga nào thì đừng đi theo "vết xe đổ" của "Dragonball: Evolution"
Nằm trong top những bộ phim chuyển thể gây nhiều tranh cãi, "Hồi ức của một Geisha" (Memoirs of a Geisha) của đạo diễn Rob Marshall có số phận vô cùng đặc biệt
Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Arthur Golden được xuất bản năm 1997. Truyện xoay quanh cuộc đời của một kỹ nữ (Geisha) ở Kyoto, Nhật Bản trong bối cảnh trước và sau Thế chiến thứ 2
Cuốn sách ngay khi vừa ra mắt đã gây được tiếng vang lớn và trở thành hiện tượng toàn cầu khi bán được hơn 4 triệu bản và được dịch ra hơn 30 thứ tiếng. Năm 2005, thông tin "Hồi ức của một Geisha" được chuyển thể đã khiến nhiều người hâm mô vô cùng kì vọng
Không để các fan nguyên tác phải thất vọng, "Hồi ức của một Geisha" khi mới ra mắt với sự tham gia của những tên tuổi hàng đầu châu Á như Chương Tử Di, Củng Lợi đã gặt hái được nhiều thành công. Bộ phim đã thắng ba trên sáu giải Oscar bao gồm: Quay phim xuất sắc nhất, Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất và Phục trang xuất sắc nhất
Dù thắng lớn trên đấu trường quốc tế nhưng "Hồi ức của một Geisha" lại nhận về không ít ý kiến trái chiều, đặc biệt ở Trung Quốc. Do công chúng Đại lục lúc bấy giờ phản đối gay gắt việc Chương Tử Di và Củng Lợi đóng vai Geisha vì hình ảnh nữ diễn viên Trung Quốc phục vụ khách Nhật Bản trong phim khiến họ nhớ lại nỗi đau của hàng ngàn phụ nữ Trung Quốc từng bị lính Nhật bắt làm nô lệ tình dục trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Lo ngại bộ phim sẽ làm dấy lên phản ứng bài Nhật trong công chúng, chính phủ Trung Quốc đã ra quyết định cấm chiếu vĩnh viễn "Hồi ức của một Geisha" trên đất nước này
"Lolita" (phiên bản 1962 và 1997) là bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Vladimir Nabokov xuất bản năm 1955 tại Pháp. Bộ phim là một trong những trường hợp phim chuyển thể khiến báo chí phải hao tổn nhiều giấy mực
Chính nguyên tác của bộ phim cũng từng nhận nhiều phản đối vì mang nội dung gây tranh cãi về mối tình không chính thống giữa Humbert - một người đàn ông trung niên bị ám ảnh tình dục với Dolores Haze 12 tuổi (con riêng của vợ, được hắn gọi là "Lolita"). Thời điểm ra sách, "Lolita" bị gắn mác là tác phẩm cổ xúy cho ấu dâm. Thậm chí, tại Pháp, sách bị thu hồi lại và coi là văn hóa phẩm đồi trụy
Tại phiên bản Lolita (1997) của đạo diễn Adryan Lyne còn gây tranh cãi khi ra mắt cùng thời điểm Tổng thống Clinton ban hành đạo luật về việc chỉnh sửa, ghép mặt trẻ em vào các phim khiêu dâm
Hơn nữa, nữ diễn viên Dominique Swain (1980) đóng Lolita cũng mới chỉ 15 tuổi. Trong khi, bạn diễn Jeremy Irons (1948) hơn cô 32 tuổi. Điều này làm dấy lên nhiều tranh cãi về việc lạm dụng trẻ em đóng những cảnh phim nhạy cảm
Dù được đánh giá cao về chuyên môn nghệ thuật cũng như nội dung giàu tính nhân văn, tuy nhiên "Lolita" vẫn là tác phẩm khó tiếp cận với đa số công chúng. Đặc biệt, tác phẩm khi vượt qua khỏi phạm vi nghệ thuật thì có khả năng truyền đạt yếu tố suy đồi đạo đức trong bối cảnh ấu dâm đang là vấn nạn bức bối
0 nhận xét:
Đăng nhận xét