Vào mỗi dịp Tết cổ truyền, mọi thành viên trong gia đình người Trung Quốc thường sum họp, cùng nhau thưởng thức Nian Gao - một món bánh gạo truyền thống
Bánh được làm từ gạo nếp dẻo và thơm, đường bát được "thắng" kỹ, thêm chút gừng tươi cho dậy mùi. Cái tên Nian Gao đồng âm với từ "một năm mới cao sang", thể hiện sự phát triển, hanh thông, may mắn. Bên cạnh đó, món ăn tượng trưng cho sự gắn bó, bền vững của các thành viên trong gia đình, bởi trong tiếng Trung, "Gao" là bánh, "Nian" là chất dính
Tùy theo vùng miền, bánh Nian Gao được chế biến theo nhiều kiểu, nhiều hình dáng khác nhau, nhưng đều mang ý nghĩa mong cầu một năm mới thành công, thịnh vượng. Đây cũng là một món quà tốt đẹp nhân dịp đầu xuân, tượng trưng cho lời chúc năm mới tốt lành
Hoppin' John hay còn có tên gọi khác là đậu mắt đen, là một món ăn truyền thống không thể thiếu vào dịp năm mới của người dân tại miền Nam nước Mỹ
Món ăn là sự kết hợp của ẩm thực châu Phi và Tây Ấn, được làm từ đậu Hà Lan, gạo, thịt lợn và đậu mắt kem. Người bản xứ thường ăn kèm Hoppin's John với bánh mì nướng hay rau củ quả luộc
Trong món ăn này, đậu mắt đen tượng trưng cho đồng xu, bánh kẹp hoặc rau xanh nấu chín là màu của tiền giấy. Đối với người dân Nam Mỹ, việc thưởng thức Hoppin' John sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc trong dịp năm mới, mùa màng bội thu
Tamales là một món ăn Mexico, mang nhiều đặc điểm giống với bánh tét hay bánh ít của Việt Nam. Tameles xuất hiện trong đời sống của người dân Mexico từ rất sớm và được cho là có nguồn gốc từ thời đại của các bộ lạc Aztec, Maya và Inca
Tameles được làm từ bột ngô trộn với phô mai, mỡ, thịt, cá, rau. Tất cả các nguyên liệu này được gói trong lá chuối hoặc lá ngô và nấu chín bằng hơi
Bánh Tameles là món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc của người dân Mexico vào dịp năm mới, thể hiện sự gắn kết, đoàn viên, sum họp của mọi thành viên trong gia đình
Soba là tên gọi tiếng Nhật của kiều mạch, hay còn gọi lúa mạch đen - nguyên liệu làm nên món mì sợi vang danh ở Nhật Bản - mì Soba
Mì Soba (tên đầy đủ là Toshikoshi Soba) được xem là món ăn chính thức trong đêm giao thừa tại xứ sở Phù Tang. Người dân Nhật Bản thưởng thức món mì này với mong muốn có được niềm vui, sự may mắn trong dịp năm mới
Đặc biệt, người dân Nhật Bản quan niệm, thân mì thuôn dài là biểu tượng cho cuộc sống trường thọ. Chính vì lý do đó, khi dùng mì Soba, họ sẽ ăn rất chậm và không bao giờ cắt đứt sợi mì, mà ăn bằng cách húp sợ mì cho đến hết chiều dài thì mới thôi
Người dân đất nước Triệu Voi thường đón Tết muộn, vào khoảng ngày 14 đến 16 tháng 4 dương lịch hàng năm. Bữa cơm đầu tiên trong năm mới không thể thiếu món Lạp - quốc thực của người dân Lào
Món ăn thường được chế biến bằng các loại thịt băm từ gà, bò, vịt, gà tây, lợn và cá, trộn với nước mắm, nước chanh và các loại rau thơm. Không quá cầu kỳ, món Lạp giản dị như chính người Lào và những mong ước bình dị của họ trong cuộc sống
Theo tiếng Lào, "Lạp" có nghĩa là phúc lộc dồi dào và may mắn. Do đó, món ăn có ý nghĩa lớn trong đời sống ẩm thực của người dân Lào, đặc biệt trong dịp năm mới. Họ thường tặng nhau món Lạp, thay cho lời chúc bình an, tài lộc và thịnh vượng trong ngày lễ Tết
Vào dịp tết truyền thống, bữa cơm ở xứ sở kim chi không thể thiếu canh bánh gạo truyền thống Tteokguk
Đây là món canh truyền thống có các thành phần chính là bánh gạo, trứng thái chỉ, đậu hũ, thịt bò, rong biển… hòa quyện trong nước xương ninh từ thịt bò
Trong ngày đầu năm, cả gia đình người Hàn Quốc sẽ quây quần bên mâm cơm, thưởng thức canh bánh gạo Tteokguk truyền thống, cầu mong sức khỏe dồi dào và may mắn, thịnh vượng
Nếu có dịp đến Singapore vào dịp Tết Nguyên đán, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món ăn may mắn có tên gọi "gỏi cá sống Yu Sheng"
Món ăn được chuẩn bị công phu với nguyên liệu từ cá hồi, các loại rau củ, nước sốt và gia vị. Mỗi thành phần của món ăn thể hiện những ý nghĩa khác nhau. Những lát cá sống tượng trưng cho sự phồn vinh, củ cải trắng mang ý nghĩa làm ăn phát tài, củ cảnh xanh là sự trường thọ, cà rốt mang lại vận may, còn dầu ăn ngụ ý tài lộc vinh hiển
Khi ăn, các thành phần được trộn cùng nhau và rưới chút dầu ô liu lên trên. Đặc biệt, khi thưởng thức, người ra thường tung món ăn lên cao. Món ăn càng được tung cao thì may mắn và tài lộc sẽ càng nhiều
Phong tục đầu tiên của người dân Hà Lan khi đón năm mới chính là thưởng thức những chiếc bánh bột chiên Oliebollen. Đây là một món ăn không thể thiếu trong dịp lễ Tết tại đất nước Hà Lan
Oliebollen được làm từ bột mì, nho khô. Sau khi nặn thành những hình tròn nhỏ xinh, người ta sẽ đem chiên ngập dầu và phủ lớp bột đường ra bên ngoài. Người Hà Lan tin rằng, thưởng thức bánh Oliebollen vào năm mới sẽ đem lại những điều tốt đẹp, may mắn nhất
Phong tục ăn bánh Oliebollen của người Hà Lan bắt nguồn từ niềm tin, vào đêm giao thừa, nữ thần Bertha sẽ cầm dao bay ngang bầu trời, cắt đi bất cứ cái dạ dày trống rỗng nào mà bà ta gặp trên đường. Do đó, nếu ăn bánh rán nhiều dầu mỡ, con dao của bà ta sẽ trượt đi
Vào mỗi dịp Tết cổ truyền, mọi thành viên trong gia đình người Trung Quốc thường sum họp, cùng nhau thưởng thức Nian Gao - một món bánh gạo truyền thống
Bánh được làm từ gạo nếp dẻo và thơm, đường bát được "thắng" kỹ, thêm chút gừng tươi cho dậy mùi. Cái tên Nian Gao đồng âm với từ "một năm mới cao sang", thể hiện sự phát triển, hanh thông, may mắn. Bên cạnh đó, món ăn tượng trưng cho sự gắn bó, bền vững của các thành viên trong gia đình, bởi trong tiếng Trung, "Gao" là bánh, "Nian" là chất dính
Tùy theo vùng miền, bánh Nian Gao được chế biến theo nhiều kiểu, nhiều hình dáng khác nhau, nhưng đều mang ý nghĩa mong cầu một năm mới thành công, thịnh vượng. Đây cũng là một món quà tốt đẹp nhân dịp đầu xuân, tượng trưng cho lời chúc năm mới tốt lành
Hoppin' John hay còn có tên gọi khác là đậu mắt đen, là một món ăn truyền thống không thể thiếu vào dịp năm mới của người dân tại miền Nam nước Mỹ
Món ăn là sự kết hợp của ẩm thực châu Phi và Tây Ấn, được làm từ đậu Hà Lan, gạo, thịt lợn và đậu mắt kem. Người bản xứ thường ăn kèm Hoppin's John với bánh mì nướng hay rau củ quả luộc
Trong món ăn này, đậu mắt đen tượng trưng cho đồng xu, bánh kẹp hoặc rau xanh nấu chín là màu của tiền giấy. Đối với người dân Nam Mỹ, việc thưởng thức Hoppin' John sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc trong dịp năm mới, mùa màng bội thu
Tamales là một món ăn Mexico, mang nhiều đặc điểm giống với bánh tét hay bánh ít của Việt Nam. Tameles xuất hiện trong đời sống của người dân Mexico từ rất sớm và được cho là có nguồn gốc từ thời đại của các bộ lạc Aztec, Maya và Inca
Tameles được làm từ bột ngô trộn với phô mai, mỡ, thịt, cá, rau. Tất cả các nguyên liệu này được gói trong lá chuối hoặc lá ngô và nấu chín bằng hơi
Bánh Tameles là món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc của người dân Mexico vào dịp năm mới, thể hiện sự gắn kết, đoàn viên, sum họp của mọi thành viên trong gia đình
Soba là tên gọi tiếng Nhật của kiều mạch, hay còn gọi lúa mạch đen - nguyên liệu làm nên món mì sợi vang danh ở Nhật Bản - mì Soba
Mì Soba (tên đầy đủ là Toshikoshi Soba) được xem là món ăn chính thức trong đêm giao thừa tại xứ sở Phù Tang. Người dân Nhật Bản thưởng thức món mì này với mong muốn có được niềm vui, sự may mắn trong dịp năm mới
Đặc biệt, người dân Nhật Bản quan niệm, thân mì thuôn dài là biểu tượng cho cuộc sống trường thọ. Chính vì lý do đó, khi dùng mì Soba, họ sẽ ăn rất chậm và không bao giờ cắt đứt sợi mì, mà ăn bằng cách húp sợ mì cho đến hết chiều dài thì mới thôi
Người dân đất nước Triệu Voi thường đón Tết muộn, vào khoảng ngày 14 đến 16 tháng 4 dương lịch hàng năm. Bữa cơm đầu tiên trong năm mới không thể thiếu món Lạp - quốc thực của người dân Lào
Món ăn thường được chế biến bằng các loại thịt băm từ gà, bò, vịt, gà tây, lợn và cá, trộn với nước mắm, nước chanh và các loại rau thơm. Không quá cầu kỳ, món Lạp giản dị như chính người Lào và những mong ước bình dị của họ trong cuộc sống
Theo tiếng Lào, "Lạp" có nghĩa là phúc lộc dồi dào và may mắn. Do đó, món ăn có ý nghĩa lớn trong đời sống ẩm thực của người dân Lào, đặc biệt trong dịp năm mới. Họ thường tặng nhau món Lạp, thay cho lời chúc bình an, tài lộc và thịnh vượng trong ngày lễ Tết
Vào dịp tết truyền thống, bữa cơm ở xứ sở kim chi không thể thiếu canh bánh gạo truyền thống Tteokguk
Đây là món canh truyền thống có các thành phần chính là bánh gạo, trứng thái chỉ, đậu hũ, thịt bò, rong biển… hòa quyện trong nước xương ninh từ thịt bò
Trong ngày đầu năm, cả gia đình người Hàn Quốc sẽ quây quần bên mâm cơm, thưởng thức canh bánh gạo Tteokguk truyền thống, cầu mong sức khỏe dồi dào và may mắn, thịnh vượng
Nếu có dịp đến Singapore vào dịp Tết Nguyên đán, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món ăn may mắn có tên gọi "gỏi cá sống Yu Sheng"
Món ăn được chuẩn bị công phu với nguyên liệu từ cá hồi, các loại rau củ, nước sốt và gia vị. Mỗi thành phần của món ăn thể hiện những ý nghĩa khác nhau. Những lát cá sống tượng trưng cho sự phồn vinh, củ cải trắng mang ý nghĩa làm ăn phát tài, củ cảnh xanh là sự trường thọ, cà rốt mang lại vận may, còn dầu ăn ngụ ý tài lộc vinh hiển
Khi ăn, các thành phần được trộn cùng nhau và rưới chút dầu ô liu lên trên. Đặc biệt, khi thưởng thức, người ra thường tung món ăn lên cao. Món ăn càng được tung cao thì may mắn và tài lộc sẽ càng nhiều
Phong tục đầu tiên của người dân Hà Lan khi đón năm mới chính là thưởng thức những chiếc bánh bột chiên Oliebollen. Đây là một món ăn không thể thiếu trong dịp lễ Tết tại đất nước Hà Lan
Oliebollen được làm từ bột mì, nho khô. Sau khi nặn thành những hình tròn nhỏ xinh, người ta sẽ đem chiên ngập dầu và phủ lớp bột đường ra bên ngoài. Người Hà Lan tin rằng, thưởng thức bánh Oliebollen vào năm mới sẽ đem lại những điều tốt đẹp, may mắn nhất
Phong tục ăn bánh Oliebollen của người Hà Lan bắt nguồn từ niềm tin, vào đêm giao thừa, nữ thần Bertha sẽ cầm dao bay ngang bầu trời, cắt đi bất cứ cái dạ dày trống rỗng nào mà bà ta gặp trên đường. Do đó, nếu ăn bánh rán nhiều dầu mỡ, con dao của bà ta sẽ trượt đi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét