Thứ Hai, 2 tháng 9, 2019

[Ảnh] Các thành phố lớn ứng phó với cảnh "sắp chìm" thế nào?

Jakarta, Indonesia. Tổng thống Indonesia quyết định di dời Thủ đô khỏi Jakarta một phần vì thành phố này không thoát khỏi “lời nguyền” của biến đổi khí hậu. Indonesia đã xây dựng hệ thống đê chắn sóng lớn, cách bờ biển Bắc Jakarta khoảng 2km để bảo vệ cư dân ven biển, mà phần lớn là ngư dân hoặc các gia đình nghèo. Mumbai, Ấn Độ. Mỗi đợt mưa lũ lớn bắt đầu từ tháng 6 hàng năm, các con đường ở Mumbai biến thành sông, giao thông ngưng trệ, hàng chục người mất mạng vì lũ cuốn. Ngay cả lượng mưa bình thường nhiều nơi cũng ngập vì hệ thống thoát nước kém. Với gần 22 triệu người, Thủ đô tài chính của Ấn Độ đang đòi hỏi điều chỉnh chính sách quy hoạch Thượng Hải, Trung Quốc. Chống lại nước biển dâng là cuộc chiến hiện hữu đối với trung tâm kinh tế Thượng Hải. Siêu đô thị này lại có đặc điểm thấp hơn 4m so với mực nước biển, nên rất dễ bị tổn thương. Thượng Hải đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hệ thống thoát nước sâu, nâng cấp hệ thống “phòng thủ lũ lụt” trong năm tới. New York, Mỹ. Đến đầu thế kỷ 22, vùng Hạ Manhattan của New York có thể ngập chìm tới 90cm mỗi ngày trong khi bão biển trở nên thường xuyên hơn. Để chống lại mối đe dọa này, Thị trưởng New York Bill de Blasio vào tháng 3-2019 đã tiết lộ một kế hoạch trị giá 10 tỷ USD để mở rộng khu vực ít bị ảnh hưởng hơn về phía sông Đông. Washington, Mỹ. Thủ đô Washington của Mỹ cũng đang bị chìm, với dự báo chìm hơn 15cm trong 100 năm tới. Một tảng băng lớn đã đẩy đất dưới vịnh Chesapeake lên, nhưng khi băng tan, khu vực này đang chìm dần xuống. Houston, Mỹ. Houston đã bị chìm trong nhiều thập kỷ qua và giống như Jakarta, việc khai thác nước ngầm quá mức chính là một phần nguyên nhân. New Orleans, Mỹ. Khi bão Katrina tấn công thành phố này vào năm 2005, một nửa thành phố đã chìm xuống. Nước biển dâng cao, lại được xây dựng trên nền đất không ổn định, New Orleans đang bị hạ thấp với tỷ lệ 1 cm mỗi năm. Bắc Kinh, Trung Quốc. Một nghiên cứu từ năm 2016 cho thấy Bắc Kinh đang bị chìm đến 10cm mỗi năm tại một vài khu vực. Nước ngầm được tích tụ trong nhiều năm nhưng việc khai thác cạn kiệt đã khiến đất bị khô, nén lại, dẫn tới lún xuống. Penang, Malaysia. Tháng 9-2019, bang Penang, Malaysia hứng chịu đợt ngập lụt lớn. Giảm nhẹ hậu quả lũ lụt là vấn đề cấp bách đối với bang này. Singapore. Trong bài phát biểu nhân Ngày Quốc khánh 9-8-2019, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết Singapore đang xem xét mở rộng đường bờ biển và đê bao để thích ứng với mực nước biển dâng cao. Lagos, Nigeria. Thành phố đông dân nhất châu Phi bao gồm phần đất liền và một số đảo gần đó khiến Lagos đặc biệt dễ bị lũ lụt, ngày càng có nguy cơ bị chìm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét