Trong phóng sự trên, khán giả xem truyền hình đã được chứng kiến lần đầu tiên cảnh xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 của Tiểu đoàn 3 - Lữ đoàn 201 thực hành huấn luyện trên thao trường. Xe tăng T-62 đã vượt qua các dải địa hình phức tạp trong điều kiện đường sá lầy lội, đầy bùn đất, khác hẳn với hình ảnh "kê cao, đánh bóng" thường thấy khi được bảo dưỡng kỹ thuật. Sở dĩ có tình trạng trên là bởi trong một thời gian dài, T-62 chính là xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất của lục quân Việt Nam, cho nên nó đã được hưởng chế độ chăm sóc đặc biệt. Xe tăng T-62 được phát triển ở Liên Xô vào cuối thập niên 1950, chính thức đi vào sản xuất trong năm 1964, dây chuyền lắp ráp ngừng hoạt động trong năm 1975 với tổng số hơn 400.000 xe xuất xưởng. Xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 có trọng lượng 37 tấn, được điều khiển bởi kíp lái 4 người, nó sử dụng pháo nòng trơn U-5TS cỡ 115 mm mạnh mẽ và tân tiến hơn nhiều so với khẩu D-10T2S 100 mm nòng xoắn trên xe tiền nhiệm T-54/55. T-62 vẫn mang những đặc điểm thường thấy của xe tăng Liên Xô đó là chiều cao thấp, góc hạ nòng pháo nhỏ, nó có 5 hàng bánh chịu lực kép mỗi bên với bánh thứ 3, thứ 4 và thứ 5 cách xa nhau (ở T-54/55 thì ngược lại). Nhấn mạnh vào hiệu suất tác chiến cho nên không gian thao tác của kíp xe khá chật hẹp, thiếu giáp phản ứng nổ nên lớp vỏ của T-62 không thực sự cung cấp sự bảo vệ an toàn trước các loại đạn xuyên giáp hiện đại. Xét chi tiết thì giải pháp kỹ thuật của T-62 không thực sự có nhiều đột phá khi đặt cạnh T-54/55, nhưng do là dòng xe tăng có tuổi đời trẻ nhất và hỏa lực mạnh nhất nên việc nó được hưởng ưu tiên là dễ hiểu. Nhưng hiện nay, theo thông tin từ báo chí Nga thì lục quân Việt Nam đã tiếp nhận đầy đủ 64 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S/SK tối tân theo hợp đồng ký năm 2016. So với T-62 thì rõ ràng T-90S/SK vượt trội về tất cả các mặt, bởi vậy vai trò "bảo vật trấn quốc" từ T-62 đã được chuyển giao cho T-90, đi kèm với đó là chế độ chăm sóc đặc biệt. Bên cạnh T-90, quân đội nhân dân Việt Nam còn bắt đầu triển khai hàng loạt chương trình nâng cấp xe tăng T-54/55 lên tiêu chuẩn mới với nhiều tính năng tiên tiến hơn hẳn so với T-62 nguyên bản. Trước tình hình trên, việc niêm cất bảo quản kỹ lưỡng các xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 tỏ ra không còn cần thiết nữa, chúng bắt đầu tham gia các bài huấn luyện cường độ cao trên thao trường. Dự kiến sắp tới sẽ có thêm nhiều hình ảnh khác với độ sinh động cao hơn về dòng xe tăng chiến đấu chủ lực từng một thời giữ vai trò quan trọng nhất của binh chủng tăng - thiết giáp Việt Nam. Vấn đề còn được khán giả mong đợi có lẽ chỉ là đến khi nào những hình ảnh tương tự về xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S/SK cực kỳ hiện đại được đăng tải trên truyền hình như T-62 mà thôi.
Trong phóng sự trên, khán giả xem truyền hình đã được chứng kiến lần đầu tiên cảnh xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 của Tiểu đoàn 3 - Lữ đoàn 201 thực hành huấn luyện trên thao trường.
Xe tăng T-62 đã vượt qua các dải địa hình phức tạp trong điều kiện đường sá lầy lội, đầy bùn đất, khác hẳn với hình ảnh "kê cao, đánh bóng" thường thấy khi được bảo dưỡng kỹ thuật.
Sở dĩ có tình trạng trên là bởi trong một thời gian dài, T-62 chính là xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất của lục quân Việt Nam, cho nên nó đã được hưởng chế độ chăm sóc đặc biệt.
Xe tăng T-62 được phát triển ở Liên Xô vào cuối thập niên 1950, chính thức đi vào sản xuất trong năm 1964, dây chuyền lắp ráp ngừng hoạt động trong năm 1975 với tổng số hơn 400.000 xe xuất xưởng.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 có trọng lượng 37 tấn, được điều khiển bởi kíp lái 4 người, nó sử dụng pháo nòng trơn U-5TS cỡ 115 mm mạnh mẽ và tân tiến hơn nhiều so với khẩu D-10T2S 100 mm nòng xoắn trên xe tiền nhiệm T-54/55.
T-62 vẫn mang những đặc điểm thường thấy của xe tăng Liên Xô đó là chiều cao thấp, góc hạ nòng pháo nhỏ, nó có 5 hàng bánh chịu lực kép mỗi bên với bánh thứ 3, thứ 4 và thứ 5 cách xa nhau (ở T-54/55 thì ngược lại).
Nhấn mạnh vào hiệu suất tác chiến cho nên không gian thao tác của kíp xe khá chật hẹp, thiếu giáp phản ứng nổ nên lớp vỏ của T-62 không thực sự cung cấp sự bảo vệ an toàn trước các loại đạn xuyên giáp hiện đại.
Xét chi tiết thì giải pháp kỹ thuật của T-62 không thực sự có nhiều đột phá khi đặt cạnh T-54/55, nhưng do là dòng xe tăng có tuổi đời trẻ nhất và hỏa lực mạnh nhất nên việc nó được hưởng ưu tiên là dễ hiểu.
Nhưng hiện nay, theo thông tin từ báo chí Nga thì lục quân Việt Nam đã tiếp nhận đầy đủ 64 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S/SK tối tân theo hợp đồng ký năm 2016.
So với T-62 thì rõ ràng T-90S/SK vượt trội về tất cả các mặt, bởi vậy vai trò "bảo vật trấn quốc" từ T-62 đã được chuyển giao cho T-90, đi kèm với đó là chế độ chăm sóc đặc biệt.
Bên cạnh T-90, quân đội nhân dân Việt Nam còn bắt đầu triển khai hàng loạt chương trình nâng cấp xe tăng T-54/55 lên tiêu chuẩn mới với nhiều tính năng tiên tiến hơn hẳn so với T-62 nguyên bản.
Trước tình hình trên, việc niêm cất bảo quản kỹ lưỡng các xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 tỏ ra không còn cần thiết nữa, chúng bắt đầu tham gia các bài huấn luyện cường độ cao trên thao trường.
Dự kiến sắp tới sẽ có thêm nhiều hình ảnh khác với độ sinh động cao hơn về dòng xe tăng chiến đấu chủ lực từng một thời giữ vai trò quan trọng nhất của binh chủng tăng - thiết giáp Việt Nam.
Vấn đề còn được khán giả mong đợi có lẽ chỉ là đến khi nào những hình ảnh tương tự về xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S/SK cực kỳ hiện đại được đăng tải trên truyền hình như T-62 mà thôi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét