Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

[ẢNH] Những động thái khiến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đã bắt đầu hồi tháng 3-2018, sau khi Mỹ quyết định áp đặt mức thuế quan trị giá 50 tỉ USD đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, với lý do chống lại việc ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ Mỹ (Theo: Vietnamnet)


Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh tất nhiên thẳng thừng bác bỏ các cáo buộc gian lận thương mại của Washington, đồng thời tố ngược Washington vi phạm các nguyên tắc không phân biệt đối xử theo quy định của WTO


Chính phủ Bắc Kinh ngay sau đó cũng không ngần ngại đáp trả. Để trả đũa việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu nhôm và thép, Trung Quốc cũng quyết định tăng cao tới 25% thuế đánh vào 128 mặt hàng của Mỹ hồi đầu tháng 4-2018


Bên cạnh đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng tuyên bố ngưng thực hiện các nghĩa vụ giảm thuế nhập khẩu hàng hóa Mỹ như đã cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)


Chính những động thái này đã châm ngòi cho cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc


Theo VnExpress, tính đến cuối năm 2018, riêng với Trung Quốc, sau 3 lần, Mỹ đã áp thuế lên số hàng hóa trị giá tổng cộng 250 tỷ USD của nước này. Tổng thống Mỹ cũng nhiều lần đe dọa áp thêm thuế với 267 tỷ USD hàng hóa nữa, để nâng con số lên hơn 500 tỷ USD – tương đương toàn bộ hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ năm ngoái


Trung Quốc sau đó cũng đáp trả bằng thuế với 110 tỷ USD lên mặt hàng Mỹ. Trong ảnh :Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, người dẫn dắt cuộc đàm phán với phái đoàn Mỹ


Thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng đáng kể bởi những đòn đáp trả của các bên. Các chuỗi cung ứng bị gián đoạn và nhà sản xuất, người tiêu dùng phải chịu giá cao. Ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một lần nói về cuộc chiến thương mại với Trung Quốc


Mỹ và Trung Quốc nhiều lần ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết những mâu thuẫn, căng thẳng giữa hai bên, song tình hình vẫn chưa được cải thiện đáng kể


Căng thẳng Mỹ - Trung chưa kịp nguội thì đã tiếp tục leo thang sau khi Mỹ cáo buộc Tập đoàn công nghệ viễn thông hàng đầu Trung Quốc Huawei và ZTE sử dụng phần mềm gián điệp và ra lệnh cấm chính phủ mua bán các thiết bị của hãng này


Sau động thái trên của Mỹ, nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Úc, New Zealand… cũng ban hành lệnh cấm sử dụng các thiết bị Huawei và ZTE trong chính phủ


Đỉnh điểm căng thẳng được đẩy lên khi CFO tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt tại Canada và dẫn độ sang Mỹ sau nhiều cáo buộc liên quá đến việc tập đoàn Huawei sử dụng phần mềm gián điệp


Động thái này của Mỹ đã bị Trung Quốc lên án mạnh mẽ. Trung Quốc sau đó đã có những hành động đáp trả cả Mỹ và Canada bằng cách bắt giữ các công dân 2 nước này đang sinh sống tại Trung Quốc để điều tra về nhiều tội danh khác nhau


Trong bản cáo trạng gồm 13 tội danh, Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng Huawei đã lừa dối một ngân hàng quốc tế và nhà chức trách Mỹ về quan hệ giữa họ với 2 công ty con là Skycom Tech và Huawei Device USA để tiến hành các giao dịch tại Iran


Trong một cáo buộc riêng rẽ khác, Bộ Tư pháp Mỹ cũng khẳng định Huawei đã đánh cắp bí mật thương mại, gian lận ngân hàng và cản trở công lí khi đánh cắp công nghệ robot từ nhà khai thác mạng T-Mobile US ở Mỹ


Dù vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu không tạo ra mối đe dọa ngay lập tức đến thỏa thuận đình chiến thương mại, nhưng nó tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn đối với quan hệ song phương


Một tuần qua, căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang đã gây chao đảo các thị trường toàn cầu


Tổng thống Mỹ - Donald Trump nâng thuế với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc từ 10% lên 25%, cáo buộc nước này muốn thay đổi các cam kết đã thống nhất trước đó. Đáp lại, Trung Quốc đe dọa sẽ trả đũa (Theo: Zing)


Cuộc đối đầu giờ đây không còn chỉ là sự cạnh tranh giữa 2 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc, mà đã trở thành một phép thử về ý chí giữa hai người đàn ông quyền lực nhất thế giới, có trong tay nhiều lợi ích chính trị, quân sự, kinh tế: Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Related Posts:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét