Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019

[ẢNH] Nỗi buồn của Nga và niềm vui của Mỹ sau khi Su-35 "gãy cánh" tại Ai Cập

Tờ Kommersant dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Ai Cập cho biết, không quân nước này đã chính thức từ bỏ hợp đồng mua chiến đấu cơ thế hệ 4++ Su-35 với Nga. "Nhiều yếu tố chưa thực sự thuận lợi để thực hiện hợp đồng mua bán này nên chúng tôi quyết định dừng thương vụ Su-35 với nhà sản xuất Nga", Bộ Quốc phòng Ai Cập cho biết trong một tuyên bố ngắn gọn. Tuyên bố chính thức từ Bộ Quốc phòng Ai Cập đã chính thức khép lại thương vụ hụt của Nga. Su-35 hiện là "con gà đẻ trứng vàng của Nga" khi mỗi tiêm kích này có giá lên tới hơn 110 đô la. Xuất khẩu Su-35 đem lại cho Nga nguồn ngoại tệ không nhỏ. Trong bối cảnh Nga đang bị cấm vận kinh tế, nguồn lợi này là rất quan trọng. Trước đó Ai Cập đã ngỏ ý mua phi đội 20 tiêm kích đa năng Su-35 với tổng trị giá trên 2 tỷ USD. Nhận định về bản hợp đồng giữa Nga và Ai Cập, chuyên gia hàng không, cựu nhân viên thiết kế của công ty sản xuất máy bay quân sự “Sukhoi”, ông Vadim Lukashevich, cho biết: “Chiến đấu cơ Su-35 của Nga là phiên bản siêu nâng cấp thế hệ 4. Trong số những chiếc máy bay thế hệ 4, Su-35 là mẫu tốt nhất thời điểm hiện tại”. Cũng theo ông, hiện đã có thế hệ thứ năm, mà đại diện tiêu biểu là chiếc F-35 của Mỹ . Nhưng mẫu máy bay này lại đắt hơn nhiều và ít được xuất khẩu. Ban đầu Mỹ chỉ trang bị chúng cho quân đội của mình, tiếp đến là quân đội các nước NATO, rồi sau đó mới được xuất khẩu ra ngoài với phiên bản rút gọn. Tuy vậy thực tế thì mẫu chiến đấu cơ F-35 của Mỹ lại rẻ hơn Su-35 Nga, hiện mức giá cho một chiếc máy bay này đang được đẩy về mức 80 triệu USD/chiếc. Rõ ràng với mức giá rẻ hơn 20 triệu USD/chiếc, F-35 sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng cho Su-35 trên thị trường xuất khẩu. Điểm yếu mấu chốt của F-35 vấn đề là cách tiếp cận khách hàng. Trong khi Nga sẵn sàng bán miễn là khách chịu chi tiền thì Mỹ chỉ bán cho đồng minh kèm theo những ràng buộc về chính trị. Chính do điều này, nên dù muốn nhưng một số khách hàng vẫn không thể tiếp cận F-35 nên họ quay sang Su-35. Cũng có không ít quốc gia dù là đồng minh Mỹ vẫn muốn đa dạng hóa khí tài và quan trọng nhất là họ tránh những ràng buộc về chính trị nên tìm tới chiến đấu cơ Nga. Ngay lập tức Mỹ thường đe dọa các đồng minh này. Trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ và mới nhất Ai Cập là ví dụ. "Chúng tôi đã nói rõ rằng việc Ai Cập mua tiêm kích Su-35 Nga sẽ khiến chính quyền nước này đối mặt với các lệnh trừng phạt", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại Thượng viện Mỹ ngày 9-4. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân khiến Cairo từ bỏ thương vụ mua Su-35 Nga.

Related Posts:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét