Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Xét xử Yingluck, phe quân đội Thái không diệt được nhà Thaksin

Phiên tòa cuối xét xử cựu Thủ tướng Yingluck sắp diễn ra trong bối cảnh đảng Pheu Thái của bà tiếp tục được ủng hộ mạnh mẽ, bất chấp sự phản đối của chính quyền quân sự.

Phiên điều trần cuối cùng trong vụ kiện kéo dài suốt 2 năm về chương trình trợ giá gạo của bà Yingluck, cựu thủ tướng Thái Lan và là em gái Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra, sẽ diễn ra vào ngày 21/7 tại Bangkok. Tòa dự kiến đưa ra phán quyết sau đó vài tuần.

Cựu thủ tướng Thái Lan cho rằng chương trình trợ giá gạo cho nông dân là chính sách quốc gia được thông qua bởi Quốc hội nhưng lại chỉ mình bà bị buộc tội trong vụ án hình sự này. "Không có chính phủ nào từng bị buộc tội vì chính sách của mình", bà chia sẻ.

Câu chuyện gạo 'đắng'

Thaksin Shinawatra, anh trai của bà Yingluck, bắt đầu đưa ra các chương trình trợ giá gạo trước khi ông bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006. Nhưng Yingluck là người đẩy dự án tiến xa hơn bằng cách mua gạo của nông dân với mức giá hào phóng, cao hơn khoảng 50% so với giá thị trường. 

Biện pháp này giúp bà chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2011. Thế nhưng, những tổn thất mà nó gây ra cho chính phủ cùng với việc giá gạo thế giới bị "bóp méo" đã khơi dậy là sóng chống đối, dẫn tới sự sụp đổ của chính phủ Yingluck vài ngày trước cuộc đảo chính quân sự 2014. 

Xet xu Yingluck, phe quan doi Thai khong diet duoc nha Thaksin hinh anh 1
Cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Ảnh: Getty.

Nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan bị cáo buộc đã không làm tròn trách nhiệm trong chương trình trợ giá gạo cho nông dân nước này, khiến ngân sách quốc gia thiệt hại hàng tỉ USD.

Nếu bị kết tội, bà Yingluck sẽ phải đối mặt với tối đa 10 năm tù giam và bị cấm tham gia các hoạt động chính trị trong vòng 5 năm. 

Nỗ lực loại bỏ nhà Shinawatra

Vụ việc nối dài cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan, với một bên là Yingluck và anh trai Thaksin, còn bên kia là chính quyền quân sự vốn luôn coi gia tộc Shinawatra là mối đe dọa đối với chính sách của họ.

Yingluck và đảng Vì nước Thái (Pheu Thái - PTP) của bà nói vụ án có động cơ chính trị, cho rằng cáo buộc này là một phần trong chiến lược lớn hơn của chính quyền quân sự cầm quyền, hay còn gọi là Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia (NCPO), nhằm hạ uy tín của PTP. 

Theo họ, NCPO đang cố gắng hạn chế tầm ảnh hưởng của dòng họ Shinawatra, khiến bà Yingluck mất thanh thế và không thể chạy đua tranh cử trong tương lai.

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha, người lãnh đạo cuộc đảo chính năm 2014, cũng không ngại thể hệ sự chống đối công khai với gia tộc quyền lực này.

Năm 2010, ông đã ủng hộ sử dụng biện pháp cứng rắn nhằm đàn áp phe áo đỏ trung thành với dòng họ Shinawatra. Cuộc đàn áp của quân đội khiến hơn 90 người thiệt mạng.

Xet xu Yingluck, phe quan doi Thai khong diet duoc nha Thaksin hinh anh 2
Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha , người nắm quyền điều hành đất nước Thái Lan kể từ sau cuộc đảo chính năm 2014. Ảnh: Reuters.

Thế nhưng, dường như mọi nỗ lực của chính quyền quân sự nhằm loại bỏ ảnh hưởng của gia tộc Shinawatra đều không mang lại hiệu quả như mong đợi.

"Quân đội càng kiềm chế đảng Pheu Thái thì đảng này lại càng giành được nhiều thiện cảm", ông Rotcharin Waratsirisophon, 54 tuổi, một thành viên của đảng chia sẻ. "Đảng Pheu Thái thậm chí càng ngày càng mạnh mẽ".

Sự hậu thuẫn từ phe áo đỏ

Mặc dù bị cấm tham gia hoạt động chính trị, bà Yingluck vẫn giữ vai trò đại diện không chính thức cho đảng Pheu Thái. Trong năm ngoái, bà thực hiện nhiều chuyến thăm, gặp gỡ những cử tri ở vùng nông thôn.

Cựu thủ tướng vẫn nhận được sự ủng hộ vững chắc từ tầng lớp nông dân, những người đã đem lại cho bà chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm 2011.

Nông dân ở vùng đông bắc, khu vực luôn ủng hộ gia tộc Shinawatra, bày tỏ rằng họ vẫn sẽ bỏ phiếu cho đảng PTP trong cuộc bầu cử tiếp theo.

Ông Paisan Pachanda, 59 tuổi, một nông dân khá giả tại Khon Kaen, trung tâm thương mại chính ở đông bắc Thái Lan, cho biết: “Chương trình trợ giá gạo của bà Yingluck đã giúp nhiều nông dân trồng lúa khấm khá nhờ nguồn thu nhập ổn định”.

“Khi bầu cử diễn ra, người dân vùng đông bắc sẽ vẫn bỏ phiếu cho đảng Pheu Thái, cho dù người nhà Shinawatra không còn trong đảng", ông chia sẻ.

Xet xu Yingluck, phe quan doi Thai khong diet duoc nha Thaksin hinh anh 3
Những người ủng hộ bà Yingluck trước phiên tòa xét xử cựu thủ tướng về chương trình trợ giá gạo. Ảnh: Getty.

Thậm chí đảng Dân chủ đối lập cũng thừa nhận rằng đảng Pheu Thái đang nhận được sự hậu thuẫn chắc chắn từ vùng đông bắc.

Phó chủ tịch đảng Dân chủ, Ong-art Klampaiboon, nhận đinh: “Nền tảng chính trị của đảng Pheu Thái gồm các nghị sĩ và chính trị gia đã phát triển mạnh mẽ ở khu vực đông bắc”.

“Vì lẽ đó, ngay cả khi Pheu Thái thay đổi người lãnh đạo thì vị thế của đảng này cũng không dễ gì lung lay”, ông nói.

Ai sẽ là người kế nhiệm?

Mối quan tâm đặt ra hiện nay là ai sẽ đại diện đảng PTP trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào năm 2018. Liệu nhân vật lãnh đạo PTP sắp tới có thể là người ngoài gia tộc Shinawatra - vốn nắm quyền trong suốt thời gian qua?

Trong số những ứng viên tiềm năng hiện nay vẫn có một người mang họ Shinawatra. Nữ doanh nhân Monthathip Kovitcharoenkul, 58 tuổi, một người em nữa của ông Thaksin, là một cái tên sáng giá.

Tuy nhiên, Yingluck từng phủ nhận những đồn đoán về việc bà Monthathip sẽ trở thành thủ lĩnh kế tiếp, cho rằng chị mình không quan tâm tới chính trị.

Ứng cử viên tiếp theo là chính trị gia kỳ cựu Sudarat Keyuraphan, 56 tuổi, từng là bộ trưởng bộ Nông nghiệp, cựu phó chủ tịch đảng Pheu Thái.

Một số nguồn tin nội bộ đảng cho biết ông Sudarat Keyuraphan khá được ủng hộ, song một số thành viên vẫn muốn chọn lãnh đạo là người nhà Shinawatra.

Quyền Tổng thư ký đảng Pheu Thái Phumtham Wechayachai cho rằng hiện còn quá sớm để bàn đến gương mặt kế nhiệm. "Ít nhất còn phải chờ đến khi ngày bầu cử được xác định. Vào lúc này chúng ta chưa thể đánh giá được gì nhiều", ông nói.

Thời gian qua, các hoạt động chính trị ở Thái Lan tạm đóng băng, một phần do sự ra đi của Quốc vương quá cố Bhumibol Adulyadej hồi tháng 10 năm ngoái.

Chính quyền quân đội, còn gọi là Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia, đang kiểm soát những người bất đồng chính kiến thông qua việc siết chặt truyền thông và giám sát các nhà hoạt động xã hội.

Thực tế là đảng nào chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới thì cũng sẽ phải tìm cách thỏa hiệp với quân đội. Nhất là khi Hiến pháp mới quy định Thượng viện do quân đội chỉ định và yêu cầu chính phủ phải tuân theo kế hoạch phát triển 20 năm do quân đội đề ra.

Ông Thaksin bị truy thu gần 500 triệu USD tiền thuế

Cơ quan Thuế vụ Thái Lan yêu cầu Thủ tướng Thaksin Shinawatra nộp 16 tỷ baht (465,9 triệu USD) là tiền thuế từ việc bán cổ phần gia đình trong tập đoàn Shin Corp hồi năm 2016.

Thái Lan thông qua luật cho quân đội duy trì quyền lực thêm 20 năm

Quốc hội Thái Lan vừa thông qua một dự luật cho phép chính quyền quân sự hiện tại tiếp tục áp đặt các chính sách của mình sau khi tổ chức bầu cử và chính thức từ bỏ quyền lực.

Yingluck và số phận nhà Thaksin phiên xét xử cựu Thủ tướng Yingluck cựu Thủ tướng Yingluck Yingluck Shinawatra

0 nhận xét:

Đăng nhận xét