Thông tin ba "lá bùa" gồm thuốc Aspirin - cây kim - ly nước sẽ cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim hay đột quỵ não liệu có chính xác?
Dưới góc độ y học, bác sĩ Trần Văn Phúc (khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội) cho rằng những thông tin trên là đi ngược lại kiến thức y khoa.
1. Hai viên Aspirin
Các thông đang lan truyền cho rằng khi người bệnh có dấu hiệu nhồi máu cơ tim cần ngậm 2 viên Aspirin cho thuốc tan ra, uống thêm một chút nước rồi lập tức đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, khi có dấu hiệu của nhồi máu cơ tim, điều quan trọng nhất là gọi ngay cấp cứu, không tự điều trị bằng Aspirin.
Không tuỳ tiện dùng Aspirin khi có dấu hiệu nhồi máu cơ tim. Ảnh: Nutritionw.com. |
Sau khi gọi cấp cứu, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn có hay không dùng Aspirin. Bác sĩ phải đảm bảo bạn không bị dị ứng hay có nguy cơ rủi ro trầm trọng với loại thuốc này.
Không nên tự ý sử dụng vì Aspirin có tác dụng trong nhồi máu cơ tim do cục máu đông (đa số), nhưng có những nguyên nhân không phải do cục máu đông thì việc dùng Aspirin sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Như vậy việc mang theo Aspirin là cần thiết. Nhưng khi có dấu hiệu nhồi máu cơ tim thì việc đầu tiên phải là gọi cấp cứu hoặc bác sĩ quen biết để nhận hướng dẫn có uống Aspirin hay không. Còn uống thuốc trước rồi gọi cấp cứu sau là không phù hợp.
2. Cây kim
Các thông tin lan truyền trên mạng cho rằng khi bệnh nhân đột quỵ não cần dùng kim hoặc vật sắc nhọn chích máu 10 đầu ngón tay và 2 bên dái tai. Chờ bệnh nhân cảm thấy bình thường mới đưa đi viện.
Những hướng dẫn trên là vô lý, đi ngược lại với quan điểm y học. Nó trì hoãn không cho bệnh nhân được tiếp cận với y tế.
Bệnh nhân đột quỵ não cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Ảnh: svqy.org |
Tiến sĩ Steven Novella (nhà thần kinh học thuộc Đại học Yale School of Medicine) đặc biệt lên án việc chờ bệnh nhân tỉnh hoàn toàn rồi mới đưa đi viện. Tiến sĩ khẳng định quãng đường đưa bệnh nhân đi viện không làm vỡ mao mạch máu nhưng sự chậm chễ sẽ làm chết tế bào não.
Vì vậy việc chích máu 10 đầu ngón tay và 2 bên dái tai không ngăn ngừa được đột quỵ, thậm chí còn gây hại cho bệnh nhân vì nguy cơ gây thiếu ô xy não. Bệnh nhân đột quỵ cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.
3. Một ly nước lọc
Các thông tin lan truyền cho rằng nếu bạn có tiền sử bệnh tim hãy uống nước lọc trước khi đi ngủ.
Một ly nước có thực sự cứu được bệnh nhân tim mạch? Ảnh: yellowpages.ca. |
Trên thực tế, uống một ly nước trước khi đi ngủ không có trong khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh (CDC). Trong khi đó, uống nước trước khi đi ngủ có thể khiến bệnh nhân phải thức dậy đi vệ sinh. Điều đó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ vì giấc ngủ bị gián đoạn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét