Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

Những cách đối phó độc đáo với 'ngày ấy' của phụ nữ xưa

Ngay từ thời đồ đá, con người đã bắt đầu có những phát minh sáng tạo nhằm giải quyết vấn đề hàng tháng của phụ nữ.

Dưới đây là những vật dụng phụ nữ xưa đã sử dụng để đối phó với kỳ "đèn đỏ".

Sợi cói

Sợi cói được sử dụng tương đối lâu dài trong lịch sử, ít nhất kể từ thế kỷ thứ X, phụ nữ sử dụng sợi cói để thấm trong ngày đèn đỏ và sau đó mang đi giặt sạch, có thể tái sử dụng. Nguyên liệu này được sử dụng đến thế kỷ XIX cho đến khi giấy bản và giẻ lau cũ được phát minh.

Nhung cach doi pho doc dao voi 'ngay ay' cua phu nu xua hinh anh 1
Giấy cói được người Ai Cập cổ đại dùng làm vật liệu thấm hút.

Giấy Papyrus

Giấy Papyrus hay còn gọi là giấy cói được người Ai Cập cổ đại phát minh từ khoảng 4.000 năm trước Công nguyên, có màu ngà, nâu vàng, cứng nhưng có thể uốn cong đặc biệt rất bền. Loại giấy này được làm từ lõi của một loại cói có tên papyrus cao khoảng 2-3 m mọc hai bên bờ sông Nile. Để làm giấy cói mềm dẻo, phụ nữ sẽ ngâm nó trong nước và dính nhiều tờ giấy lại với nhau để làm thành vật liệu thấm hút tốt.

Vỏ cây gỗ tuyết tùng

Vỏ cây gỗ tuyết tùng nghe có vẻ khô cứng, đau rát nhưng những người Mỹ bản địa đã dùng loại vỏ cây gỗ này để làm băng vệ sinh và thậm chí cả tã. Bởi vì đặc tính của loại cây này khá đặc biệt: nhẹ, mỏng và quan trọng hơn cả là nó có tính thấm hút tốt, giữ độ ẩm lâu.

Nhung cach doi pho doc dao voi 'ngay ay' cua phu nu xua hinh anh 2
Vỏ cây gỗ tuyết tùng có khả năng thấm hút rất tốt.

Da trâu

Bộ lạc Arikira nằm ở phía Bắc Mỹ đã sử dụng con trâu với rất nhiều công dụng: thịt trâu dùng làm thực phẩm, xương chế thành dao và dụng cụ hay nấu cao, dây cơ dùng làm dây cung và da trâu dùng làm túi, may quần áo và thậm chí cả băng vệ sinh. Da trâu sẽ được ngâm vào nước sau đó cạo bỏ hết lông. Quá trình ngâm và cạo kéo dài đến khi da trâu mỏng, sạch sẽ. Sau đó, da trâu sẽ được phơi khô, hun khói để tăng cường tính mềm dẻo của da. Kết thúc quá trình này, da trâu sẽ vô cùng mềm mại để sử dụng như một chiếc băng vệ sinh.

Miếng bọt biển tự nhiên

Trong thời cổ đại, phụ nữ ở các vùng duyên hải như Hy Lạp đã sử dụng bọt biển tự nhiên như băng vệ sinh. Bọt biển có tính thấm hút cao tuy nhiên vì không được xử lý đúng cách nên gây ra nhiều hội chứng sốc chất độc.

Cỏ

Cỏ được sử dụng làm băng vệ sinh hoặc miếng đệm ngực ở châu Phi và châu Úc. Ban đầu, đơn giản chỉ là miếng vải đệm cùng cỏ sau đó được cải tiến vải may thành túi. Cỏ được cuộn lại, nhét vào túi vải. Việc sử dụng cỏ không dễ dàng vì một số loại cỏ mềm nhưng có những loại cỏ ngứa, thô, khô hoặc gây đau đớn. Thậm chí đến ngày nay, ở nhiều vùng châu Phi, phụ nữ vẫn dùng vải để đối phó với ngày đèn đỏ hàng tháng.

Giấy

Phụ nữ Nhật Bản dùng cuộn giấy làm băng vệ sinh. Giấy ở Nhật Bản từ xưa đã có độ bền, độ thấm hút đáng kể. Giấy ở Nhật Bản được sản xuất từ năm 800 sau Công nguyên, làm bằng sợi thực vật, nguyên sợi chứ không nghiền nhỏ như cách sản xuất giấy ở phương Tây. Do đó, giấy này có tính thấm hút mạnh và mỏng.

Và... không dùng gì

Trong thế kỷ XIX ở châu Âu, phụ nữ theo đuổi và tôn thờ chủ nghĩa tự nhiên. Điều này có nghĩa là sống bản năng như tổ tiên con người. Do đó, họ không sử dụng gì khi đến ngày đèn đỏ hoặc sử dụng vải xô, giẻ lau, ga trải giường...

Nhung cach doi pho doc dao voi 'ngay ay' cua phu nu xua hinh anh 3
Trong thế kỷ 19, ở châu Âu, phụ nữ theo đuổi chủ nghĩa tự nhiên, không dùng gì trong ngày “đèn đỏ”.

Người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra một loại băng vệ sinh mà ngày nay người ta gọi đó là tampone. Tuy nhiên ở Ai Cập thời đó, băng vệ sinh làm bằng sợi cói. Người Hy Lạp cổ đại cải tiến tampone dùng vải quấn quanh một cái que nhỏ. Tại La Mã cổ đại, phụ nữ dùng vải lụa làm băng vệ sinh. Ở Nhật Bản, phụ nữ dùng giấy trong khi phụ nữ châu Phi dùng bó cỏ khô để vệ sinh hàng tháng.

Tới đầu thế kỷ XIX, người ta bắt đầu dùng những tấm giẻ lau cũ khâu thành túi nhỏ bên trong nhồi bông. Những chiếc băng vệ sinh tân tiến này được giặt, phơi khô và dùng đi dùng lại nhiều lần. Cuối thế kỷ XIX, một doanh nghiệp châu Âu sản xuất hàng loạt băng vệ sinh giẻ lau này, tuy nhiên do không quảng cáo nên dây chuyền sản xuất này đã thất bại.

Đến đầu thế kỷ XX, phụ nữ bắt đầu dùng vải màn, vải xô. Vào những năm 1920, loại băng vệ sinh làm bằng vải màn bắt đầu được bày bán tại cửa hàng bách hóa và quảng cáo trên tạp chí.

7 bộ phận cơ thể tưởng vô dụng nhưng lại rất hữu ích

Ngón chân cái, điểm giữa lông mày, nhân trung hay amidan... là những bộ phận nhiều người nghĩ rằng vô dụng. Tuy nhiên, chúng lại rất quan trọng, có thể bảo vệ cơ thể và sức khỏe.

Theo Minh Huệ / Sức Khỏe Đời Sống

Những cách đối phó ngày ấy Ngày ấy của phụ nữ xưa kinh nguyệt của phụ nữ xưa đối phó kinh nguyệt của phụ nữ xưa

Related Posts:

  • Lợi ích bất ngờ từ quả sấuMùa hè, chúng ta thường sử dụng sấu để nấu canh chua, làm mứt sấu, làm nước uống. Thế nhưng, công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe không phải ai cũng biết. Chữa trị ho: Sấu có tác dụng trị ho rất hiệu quả. Dùng 40… Read More
  • Điều gì xảy ra khi bạn uống nước dừa trong một tuầnUống một cốc nước dừa tươi mỗi ngày trong 1 tuần, bạn sẽ thấy cơ thể thay đổi rõ rệt: làn da căng mịn, trẻ trung, cơ thể thon gọn và tràn đầy năng lượng. Nước dừa là loại đồ uống phổ biến vào mùa hè được nhiều người yêu thí… Read More
  • Vì sao đánh răng hàng ngày vẫn bị sâu?Nhiều bệnh nhân than phiền rằng, tôi đánh răng ngày tới 5 lần, sao răng vẫn cứ sâu? Nguyên nhân gây sâu răng thì có nhiều, nhưng có thể tạm chia thành hai nhóm chính: khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan bao gồm: c… Read More
  • Sát thủ thầm lặng người Việt đang bỏ quaTheo các chuyên gia y tế và dinh dưỡng, loãng xương là căn bệnh nguy hiểm, nhưng hiện nay người Việt - nhất là chị em phụ nữ - đều không biết gì về nó. Người Việt còn thờ ơ  Đến khám cơ xương khớp tại Bệnh viện Bạch Mai… Read More
  • 7 thói quen hàng ngày hủy hoại vóc dáng của bạnDầu mỡ có trong những món ăn chiên rán khoái khẩu làm hại làn da bạn và khiến bạn già nhanh hơn. Ăn nhiều đồ chiên, rán Đồ chiên, rán là những món ăn giàu năng lượng, hương vị cuốn hút nên là những món ăn khoái khẩu của nhiề… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét