Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Nếu chưa có động lực học tiếng Anh, hãy đọc qua 2 câu chuyện này

Hai người thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng giống nhau ở tinh thần nghị lực, cầu tiến, dám chấp nhận rủi ro để rèn luyện, phát triển bản thân.

Những câu chuyện bên dưới là nguồn cảm hứng để mọi người chủ động học tiếng Anh dù bận rộn, bế tắc đến mức nào.

Bán xe, vay tiền bố mẹ để đi học

Lên thành phố học đại học với niềm kiêu hãnh về trình độ tiếng Anh, Hứa Hải Hưng (sinh viên năm 4, Đại học Kinh tế TP.HCM) từng bị "dội nước lạnh" khi bạn bè chê cười về ngữ âm, ngữ điệu tiếng Anh. Ở tuổi đôi mươi, người ta dễ nản lòng khi bị phủ nhận, nhưng chàng trai quê Bạc Liêu không bi quan. Hưng liền nghĩ cách khắc phục khuyết điểm tiếng Anh.

Sau khoảng thời gian tìm hiểu, bạn đã chọn được trường phù hợp với mục tiêu cũng như lịch học bận rộn. Tuy vậy, mức học phí ở đó lại vượt quá khả năng tài chính của gia đình. Mặt khác, bố mẹ cũng sợ Hưng bị dụ dỗ hoặc làm việc không hay. Sau nhiều lần thuyết phục không thành, nam sinh viên liều bán chiếc xe máy của mình với giá 20 triệu đồng để đóng tiền học. Số còn lại bạn thuyết phục bố mẹ cho vay.

"Thấy em bán xe nuôi mộng học tiếng Anh, cha mẹ đồng ý cho vay khoản còn lại mà không tính lãi. Ngày đóng tiền, đích thân ba em từ Bạc Liêu bắt xe lên Sài Gòn đi đóng cho em", Hưng kể lại.

Neu chua co dong luc hoc tieng Anh, hay doc qua 2 cau chuyen nay hinh anh 1
Hứa Hải Hưng từng gặp nhiều khó khăn khi muốn học tiếng Anh.

Xác định rõ mục tiêu cải thiện trình độ tiếng Anh, cộng thêm suy nghĩ không muốn phụ lòng bố mẹ, Hưng học ngày học đêm. Những hôm không có lịch ở trường, Hưng dành cả ngày ở trung tâm ngoại ngữ. Nếu kẹt lịch học ở trường, chàng trai trẻ chỉ đến trung tâm vào buổi tối.

Sau một năm, Hưng không chỉ tự tin sử dụng tiếng Anh mà còn mang về nhiều cơ hội làm việc dù mới là sinh viên. Cụ thể, bạn từng là giáo viên dạy tiếng Anh online, thành viên dự án Today's Voice của tổ chức phi chính phủ UNESCO-CEP. Hiện nay, Hưng đang là thực tập sinh chính thức tại Wall Street English sau khi vượt qua 3 vòng phỏng vấn và 2 tháng thử thách với mức lương đáng mơ ước.

Phó giáo sư đạp xe đi học ở tuổi 79

Dù thông thạo tiếng Pháp và rành tiếng Hoa, ông Nhan Trừng Sơn - PGS. Tiến sĩ. Giảng viên khoa Tai Mũi Họng ở Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Chủ tịch hội Tai mũi họng nhi TP.HCM) vẫn quyết định đi học tiếng Anh ở tuổi 79. Mục đích là để phòng bệnh đãng trí (Alzhemeir) ở người già.

Neu chua co dong luc hoc tieng Anh, hay doc qua 2 cau chuyen nay hinh anh 2
Ông Nhan Trừng Sơn đạp xe đi học ở tuổi 79.

Giống với Hứa Hải Hưng, ông Sơn chọn Wall Street English vì phương pháp học tiếng Anh đặc biệt và lịch học linh động theo quỹ thời gian. Không gặp vấn đề tài chính như Hưng, vị Phó giáo sư lại gặp khó khăn khác.

"Môi trường học hoàn toàn bằng tiếng Anh, người khác nói tôi không hiểu. Tôi nói người khác cũng không hiểu. Tôi học rất chăm và luôn cố gắng. Khi tham gia những lớp học nhỏ chỉ có 4 học viên với giáo viên nước ngoài, tôi bị đánh rớt, phải học lại. Lúc này, tôi thấy nản vô cùng, muốn bỏ cuộc", ông Sơn nhớ lại 3 tháng đầu đi học.

Không bỏ cuộc, ông Sơn gặp người trợ giảng để tìm cách giải quyết. "Người trợ giảng bố trí một giáo viên nước ngoài dành riêng cho tôi và nói một câu mà tôi nhớ đến tận bây giờ: ‘Don't worry’. Tôi nhận ra, lo lắng sẽ không giải quyết được gì. Học là phải từng bước một", ông nhớ lại. Sau một năm, ông đã tự tin giao tiếp tiếng Anh với gia đình, người nước ngoài.

Điểm chung của chàng trai trẻ Hứa Hải Hưng và vị Phó giáo sư Nhan Trừng Sơn là tinh thần nghị lực, không bỏ cuộc dù vấp phải đầy khó khăn. Bên cạnh rào cản tài chính, thời gian, phương pháp, thì tâm lý có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả học tập. Nếu không đủ kiên trì, Hưng có thể đã bỏ cuộc khi bạn bè chê cười; còn ông Sơn có thể đã nghỉ học vì không bắt kịp bạn bè trong lớp.

Theo tổ chức International Journal on English Language and Literature, nỗi sợ bị nói tiếng Anh bất ngờ là rào cản khiến bạn chưa đủ tự tin sử dụng ngoại ngữ. Thầy Alister Light, Giảng viên tiếng Anh cao cấp tại Wall Street English chia sẻ thêm, bên cạnh rèn luyện phát âm và phản xạ nói, có 3 cách để vượt qua rào cản tâm lý.

Đầu tiên, bỏ qua cảm giác ngại ngùng để nói tiếng Anh mọi lúc có thể. Thứ 2, can đảm tìm kiếm cơ hội nói tiếng Anh. Cuối cùng, chủ động luyện tập tiếng Anh mọi lúc mọi nơi. Độc giả tìm hiểu thêm bí quyết học tiếng Anh của Wall Street English tại đây.

2 câu chuyện tạo động lực học tiếng Anh chưa có động lực học tiếng Anh hãy đọc 2 câu chuyện này đọc 2 câu chuyện này để có động lực học tiếng Anh

Related Posts:

  • Tiếng Nga, tiếng Trung đang được dạy ở Việt Nam như thế nào?Theo Bộ GD&ĐT, hiện tiếng Nga được dạy tại 13 trường thuộc 10 tỉnh, thành phố, còn tiếng Trung được dạy 46 trường thuộc 9 tỉnh, thành phố. Báo cáo về một số vấn đề giáo dục Chính phủ vừa trình lên Quốc hội ngày 18/1… Read More
  • Thử sức với bài toán qua sông kinh điểnBài toán qua sông được giới thiệu trong cuốn "Những bài toán đố Matcơva". Chủ đề của bài toán này đã có từ nhiều thế kỷ trước. bài toán kinh điển câu đố kinh điển bài toán hóc búa bài toán hại não câu đố hóc búa câu đố hại nã… Read More
  • Thử sức với bài Toán 'Chiếc đồng hồ lạ lùng'Câu đố "Chiếc đồng hồ lạ lùng" được giới thiệu trong cuốn "Những bài Toán đố Matcơva" mới đây khiến nhiều người thích thú. Đề bài như sau: Một người thợ nhận được cú điện thoại khẩn cấp gọi ông đến thay những chiếc kim bị hỏ… Read More
  • Phó giáo sư trẻ nhất năm 2016Trần Xuân Bách sinh năm 1984, giảng viên Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng, ĐH Y Hà Nội. Anh là người trẻ nhất được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư năm nay. Anh đã có hàng chục giải thưởng khoa học và hơn … Read More
  • Khuyến cáo giáo viên, học sinh sử dụng Facebook lành mạnhSở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa vừa ra văn bản khuyến cáo giáo viên, học sinh không sử dụng Facebook vào mục đích gây hại đến bản thân và cộng đồng. Chiều 1/11, Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa, cho biết đơn vị này vừa có văn bản gửi… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét