Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

Bôi thuốc sai, bệnh dai dẳng

Chị Thoa thường xuyên bị ngứa các kẽ ngón chân. Dù chị đã ngâm nước muối, đắp thuốc lá... nhưng bệnh chỉ đỡ mà không khỏi.

Đặc biệt vào dịp mùa hè thì tình trạng bệnh càng thêm nặng, chị mới đi khám.

Bác sĩ chẩn đoán chị bị viêm da do nấm nên kê thuốc bôi clotrimazole. Quả là triệu chứng bệnh của chị đã gần như hết trong tuần đầu tiên bôi thuốc. Sau đó thấy bệnh khỏi nên chị không bôi thuốc nữa. Khoảng vài hôm sau ngừng bôi thuốc thì chân lại ngứa ngáy và chị mới nhớ lại lấy thuốc ra bôi... Cứ như thế chị dùng thuốc đến vài tháng mà bệnh không khỏi.

Boi thuoc sai, benh dai dang hinh anh 1
Bác sĩ cho biết bệnh viêm da cần kiên trì bôi thuốc đúng cách mới khỏi được.

Theo BS. Hoàng Mai Phương (Trung tâm bác sĩ gia đình Hà Nội), để điều trị bệnh viêm da do nấm thường mất khá nhiều thời gian. Bệnh nhân cần kiên trì bôi thuốc đúng cách thì mới khỏi được.

Kem bôi ngoài da clotrimazole được dùng để điều trị bệnh vi nấm ngoài da do dermatophytes, do nấm men, nấm mốc và các loại vi nấm khác. Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định trong bệnh da bội nhiễm do các loại vi nấm này (như bệnh nấm ở giữa các ngón tay, ngón chân, bệnh nấm da và ở các nếp da, lang ben, bệnh nấm đỏ, nấm móng)...

Tuy nhiên, để thuốc đạt hiệu quả cao, cần rửa sạch vùng da bị bệnh rồi bôi một lớp mỏng thuốc lên, chà xát nhẹ nhàng tại vùng da đó và rộng ra xung quanh một chút. Nên bôi thuốc vào buổi sáng và tối mỗi ngày. Sau khi đã hết sạch các triệu chứng bệnh trên da rồi thì vẫn cần bôi liên tục tối tiểu 2 tuần cho tới 1 tháng để ngăn ngừa triệu chứng tái phát.

Tránh làm trầy xước da trước khi bôi thuốc. Vùng da bị bệnh phải luôn được giữ sạch và khô. Nếu bôi thuốc kéo dài 4 tuần rồi mà bệnh không thuyên giảm thì cần phải đi khám lại bệnh để được đổi thuốc. Cần ngừng bôi thuốc ngay nếu dùng thuốc mà bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Còn với trường hợp của chị Thoa, do bôi thuốc không đúng hướng dẫn đã khiến bệnh kéo dài dai dẳng nên bệnh chẳng những không khỏi mà việc dùng thuốc clotrimazole dường như đã không còn hiệu quả và phải đổi sang thuốc khác.

Khi côn trùng đốt, chớ lạm dụng mẹo dân gian

Một vết cắn, châm hoặc đốt của côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe. Nhiều khi việc lạm dụng mẹo xử lý khi côn trùng đốt lại khiến tình trạng nặng nề hơn.

Theo Việt Hà/ Sức Khỏe & Đời Sống

bôi thuốc sai bệnh dai dẳng bôi thuốc sai cách bệnh viêm da kem bôi ngoài da

Related Posts:

  • Ngày Tết, làm gì khi trẻ hóc hạt hướng dương, hạt lạc?Cháu N. nhập viện trong tình trạng tím tái khó thở. Kết quả chụp X quang cho thấy toàn bộ vùng phổi bên phải đã bị xẹp. Kẹo, hạt dưa, hạt dẻ cười, hạt hướng dương... là những loại hạt được nhiều gia đình sắm Tết, nhưng cũng … Read More
  • Đặt cây cảnh ngày Tết thế nào để không thiếu oxy?Một số loại cây chỉ hợp trồng bên ngoài bởi chúng nhả CO2 và thu O2. Nếu bày trong phòng kín, chúng sẽ gây hại cho sức khỏe. Theo GS Ngô Quang Đê, nguyên Chủ tịch Hội sinh vật cảnh, Đại hoc Lâm nghiệp Hà Nội, cây cảnh được c… Read More
  • Cách giải rượu đơn giản sẵn có trong bữa cơm ngày TếtNhiều cách thức đơn giản giúp giải rượu, phòng chống ngộ độc rượu trong bữa cơm ngày Tết.  Những thức sẵn có trong mâm cơm ngày tết giúp giải rượu, phòng chống ngộ độc rượu. Trong bữa cơm ngày Tết, tình … Read More
  • Cách làm mứt dừa ít calo cho ngày TếtMứt dừa là món ăn thơm ngon trong ngày Tết nhưng dễ khiến vòng hai của bạn tăng số đo. Dưới đây là công thức thực hiện món mứt dừa ít calo, không lo béo trong dịp Tết này. Mứt là món ăn không thể thiếu ngày Tết nhưng sử dụng… Read More
  • Những loại thuốc nên mua sẵn 3 ngày TếtBác sĩ Nguyễn Diệu Vinh, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM mách nhỏ những loại thuốc nên mua cho 3 ngày Tết. Thuốc giảm đau, hạ sốt Đây là loại thuốc đầu tiên phải mua để bổ sung vào tủ thuốc ngày Tết của gia đình. V… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét