Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Cách phòng ngừa, điều trị nhiễm trùng từ bài thuốc tự nhiên

Cơ chế bình thường của cơ thể là tự phục hồi khi bị thương. Tuy nhiên, nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, vết thương có thể để lại sẹo và nguy hiểm hơn là hoại tử.

Đầu tiên để điều trị nhiễm trùng hiệu quả, ta cần nhận biết nhiễm trùng từ sớm. Sau đây là một số biểu hiện của nhiễm trùng.

Cảm giác đau tăng dần: Thông thường, vết thương sẽ dịu dần sau ngày thứ 2-3. Tuy nhiên nếu không có dấu hiệu cơn đau giảm mà tăng dần theo thời gian, bạn nên tới cơ sở y tế để kiểm tra.

Dấu hiệu sưng đỏ hay còn gọi là viêm quanh vết thương chỉ là một đáp ứng miễn dịch của cơ thể khi có sự xâm nhập của vi sinh vật. Tuy nhiên nếu vết thương có hiện tượng sưng và phù nền kéo dài sau 4-6 ngày bị thương, đó là một dấu hiệu cho thấy vết thương của bạn đang bị nhiễm khuẩn.

Xuất hiện dịch tiết ra từ vết thương và có mùi hôi: Hiện tượng này là do sự đào thải vi khuẩn và tế bào bạch cầu chết trong quá trình đề kháng của cơ thể. Khi vết thương có mùi hôi nghĩa là đã có dấu hiệu của nhiễm trùng nặng và hoại tử.

Sốt cao kèm theo mệt mỏi: Cơ thể có dấu hiệu viêm và sốt là vì lúc này những tế bào bạch cầu, đại thực bào thực hiện nhiệm vụ đào thải những vi khuẩn lạ làm nhiệm vụ.

Khi vết thương của bạn đã có những dấu hiệu trên kèm sốt cao 38,5-40 độ C, bạn không nên tự xử lý vết thương tại nhà mà nên có sự can thiệp của bác sĩ, để có được phương pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả.

Cach phong ngua, dieu tri nhiem trung tu bai thuoc tu nhien hinh anh 1
Nhiễm trùng dù với diện tích nhỏ ban đầu cũng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được điều trị đúng cách.

Một số cách phòng và điều trị vết thương bị nhiễm trùng bằng phương pháp tự nhiên

Chiết suất hạt bưởi: Có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa nhiễm nấm và vi khuẩn. Tuy nhiên, bạn nên pha loãng dung dịch trước khi sử dụng.

Mật ong: Mật ong rất giàu peroxide, có khả năng kháng sinh mạnh.

Tỏi: Chuyên "trị" các dạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và virus. Vì thế, tỏi thường được sử dụng để phòng lạnh và cảm cúm.

Quế: Giúp giảm lượng đường huyết, rất tốt cho người mặc bệnh tiểu đường, đồng thời quế cũng điều trị nấm.

Gừng: Có đặc tính chữa đau cơ, buồn nôn, cảm lạnh và cúm.

Phương pháp mới: Chữa bỏng bằng da cá rô phi

Một phụ nữ Brazil hiện là một trong những người đầu tiên trên thế giới được áp dụng phương pháp dùng da cá rô phi để điều trị bỏng, thay cho các phương pháp chữa truyền thống.

Theo Hồng Anh/ Sức Khỏe Cộng Đồng

Điều trị nhiễm trùng bằng thảo dược tự nhiên Nhiễm trùng Nhiễm trùng vết thương

Related Posts:

  • Sát thủ thầm lặng người Việt đang bỏ quaTheo các chuyên gia y tế và dinh dưỡng, loãng xương là căn bệnh nguy hiểm, nhưng hiện nay người Việt - nhất là chị em phụ nữ - đều không biết gì về nó. Người Việt còn thờ ơ  Đến khám cơ xương khớp tại Bệnh viện Bạch Mai… Read More
  • Bí quyết giảm 8 cm vòng eo sau 3 thángBén duyên với thể hình do bạn bè thách thức, chỉ sau 3 tháng tập luyện, cơ thể Tuyết Hạnh có sự thay đổi rõ nét, đặc biệt giảm là vòng eo. Trần Thị Tuyết Hạnh (sinh năm 1989, sống tại Đà Lạt) từng sở hữu vóc dáng không… Read More
  • Lợi ích bất ngờ từ quả sấuMùa hè, chúng ta thường sử dụng sấu để nấu canh chua, làm mứt sấu, làm nước uống. Thế nhưng, công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe không phải ai cũng biết. Chữa trị ho: Sấu có tác dụng trị ho rất hiệu quả. Dùng 40… Read More
  • 7 thói quen hàng ngày hủy hoại vóc dáng của bạnDầu mỡ có trong những món ăn chiên rán khoái khẩu làm hại làn da bạn và khiến bạn già nhanh hơn. Ăn nhiều đồ chiên, rán Đồ chiên, rán là những món ăn giàu năng lượng, hương vị cuốn hút nên là những món ăn khoái khẩu của nhiề… Read More
  • Vì sao đánh răng hàng ngày vẫn bị sâu?Nhiều bệnh nhân than phiền rằng, tôi đánh răng ngày tới 5 lần, sao răng vẫn cứ sâu? Nguyên nhân gây sâu răng thì có nhiều, nhưng có thể tạm chia thành hai nhóm chính: khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan bao gồm: c… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét