Tranh luận việc Hà Nội khảo sát ý kiến thầy cô về số môn thi vào lớp 10
Ngày 16/2, UBND TP Hà Nội đã lấy phiếu khảo sát xin ý kiến thầy cô giáo về nội dung thi 3 hay 4 môn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-2024.
Theo đó, để tiếp tục thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở bậc THCS theo quy định của Luật Giáo dục, thầy cô giáo lựa chọn phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024.
Ngày 16/12, UBND TP Hà Nội đã lấy phiếu khảo sát xin ý kiến thầy cô giáo về nội dung thi 3 hay 4 môn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-2024. |
Khảo sát gồm 3 phương án: Thi 3 môn (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ); thi 4 môn (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và môn thi thứ 4 bằng hình thức bốc thăm).
Ngoài phương án trên, phiếu khảo sát cũng có mục để các thầy cô giáo nêu ý kiến khác (nếu có). Văn phòng UBND TP. Hà Nội sẽ tổng hợp báo cáo kết quả khảo sát nói trên.
Như vậy, theo nội dung thông báo kể trên, UBND TP. Hà Nội chỉ khảo sát ý kiến thầy cô, trong khi trên các diễn đàn cha mẹ học sinh, phụ huynh đang kêu gọi nhau nhanh chóng lựa chọn phương án chỉ thi 3 môn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhiều lần cho biết việc thi bốn môn vào lớp 10 để tránh tình trạng học sinh học lệch, học tủ. Việc công bố môn thứ tư vào tháng 3 cũng hướng tới mục đích này, bởi nếu công bố sớm, Sở e các em sẽ không học các môn không thi, dẫn tới không đảm bảo chất lượng dạy và học.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của Hà Nội năm nào cũng căng thẳng, gây áp lực rất lớn cho học sinh bởi vì các em phải cạnh tranh khốc liệt suất học trường THPT công lập.
Mỗi năm, Hà Nội chỉ dành khoảng 60% suất học trường công, số còn lại phải có các lựa chọn khác, trong khi phụ huynh luôn đặt kỳ vọng cao vào con cái.
Phương thức tổ chức thi Hà Nội cũng vấp phải sự phản ứng của dư luận khi tổ chức 4 bài thi, trong đó 3 bài thi được biết trước gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ và sát kỳ thi mới công bố bài thi thứ tư.
Theo một số chuyên gia giáo dục, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022 - 2023 bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, bước sang giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh không nhất thiết học tất cả các môn lựa chọn.
TS.Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho rằng, định hướng giáo dục bậc THPT đang thay đổi theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Việc thi 4 môn không còn phù hợp với thực tế hiện nay.
Nhiều em định hướng chọn theo học khối xã hội khi lên cấp 3, nhưng khi thi vào lớp 10 thì môn thi thứ 4 lại thuộc khối tự nhiên.
"Điều này khiến học sinh vất vả ôn thi, tốn thời gian, điểm không cao như kỳ vọng, thậm chí có thể trượt lớp 10 vì điểm môn thứ 4 thấp. Trong khi, lên lớp 10 - chương trình mới, thì các em không học môn tự chọn khối tự nhiên đó", vị chuyên gia nói.
Được biết, năm 2019, lần đầu tiên Hà Nội tổ chức thi bốn môn bắt buộc, gồm Toán, Văn, tiếng Anh và môn thứ tư, chọn ngẫu nhiên từ Sử, Địa, giáo dục công dân, Lý, Hóa, Sinh.
Năm 2020, Hà Nội dự kiến thi bốn, nhưng sau quyết định ba môn để giảm tải. Năm 2021, việc thi bốn môn tiếp tục, với môn thứ tư là Sử.
Năm 2022, vấn đề thi mấy môn gây tranh cãi do lứa học sinh sinh năm 2007 phải học online dài vì Covid-19. Hà Nội bỏ môn thứ tư, sau khi nhận 94% ý kiến đồng thuận từ các trường THPT và phòng Giáo dục và Đào tạo.
Trên phạm vi cả nước, năm ngoái, hầu hết các tỉnh tổ chức thi ba môn Toán, Văn, Anh để tuyển sinh vào lớp 10, hoặc kết hợp xét tuyển. Yên Bái cho thi bốn môn; Hưng Yên, Kon Tum, Vĩnh Phúc thi Văn, Toán cùng bài tổ hợp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét